Chia sẻ tài chính như thế nào để hôn nhân bền vững?

Đây là bí quyết giúp bạn trải qua năm đầu của cuộc hôn nhân một cách dễ dàng.

Người ta thường nói năm đầu tiên sau khi kết hôn thường là khoảng thời gian khó khăn nhất. Còn với quan điểm của riêng tôi, đây có thể là lần đầu tiên chàng và nàng sống chung, ắt hẳn sẽ nảy sinh nhiều căng thẳng. Chẳng hạn, cả hai có thống nhất về việc vệ sinh nhà cửa không, phân chia việc nhà như thế nào, người này đã nấu cơm thì người kia phải biết tự động rửa bát có đúng không? (Câu trả lời hiển nhiên là có rồi).

Ngoài ra, còn một yếu tố nữa khiến giai đoạn này trở nên gian nan gấp bội, đó là vấn đề san sẻ tài chính giữa vợ và chồng. Bạn có biết rằng, nhiều nghiên cứu cho thấy những cuộc cãi vã do tài chính diễn ra nhiều gấp đôi so với do vấn đề quan hệ tình dục của họ, và tiền bạc chính là nguồn cơn dẫn đến 22% các cuộc ly hôn.

Cũng không lấy làm lạ, bởi các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân đều có lý tưởng và quan điểm của riêng mỗi người về chuyện tiền bạc. Có người biết chi li, tính toán, còn có người thì không biết làm thế nào để cân bằng chi tiêu. Có người cho mỗi năm đổi một chiếc điện thoại là chuyện thường, nhưng có người lại một mực giữ khư khư chiếc xe hơi cũ mà xài đến khi nó tàn mới thôi.

Riêng tôi với chồng mình, chúng tôi đã “góp gạo thổi cơm chung” được hai năm rồi. Nhờ bí quyết chia sẻ tài chính mà hôn nhân của chúng tôi vẫn vẫn tươi mới như ngày nào. Bạn có muốn biết lý do không?

Chia sẻ tài chính khiến tôi trở nên có trách nhiệm

Trước nay tôi luôn là người hay tiêu tiền. Tôi vẫn nhớ khi còn nhỏ, sau giờ học, tôi rất thích đến trung tâm mua sắm với tờ $20 nhàu nát trong tay, số tiền dành dụm để mua áo sơ mi hay quần jeans. Tôi từng mang quần áo cũ của mình đến bán lại cho cửa hàng đồ si, kiếm lời tầm $20, $30 để có tiền mua quần áo mới.

Xin được việc đầu tiên ngayở trường mình, tôi vẫn sống cùng với ba mẹ thêm môt năm, nhờ vậy mà còn dư giả để tiêu xài, vì tôi không phải chi tiền cho việc thuê nhà hay trả hóa đơn. Sau khi tốt nghiệp, tôi kiếm được một công việc lương cao gấp đôi, dù thú thực, đâykhông phải là một công việc lý tưởng. Tôi nhớ như in, trong suốt tuần đầu tiên đi làm, tôi đã tranh thủ thời gian mỗi bữa ăn trưa để mua cho được chiếc ví Michael Kors mà mình hằng ao ước.

Nhưng giờ thì việc tiêu xài không chỉ là của riêng tôi, mà nó còn ảnh hưởng đến một người nữa, điều đó khiến tôi phải cân nhắc lại. Chẳng hạn như, nếu tôi muốn mua một chiếc túi xách mới, khoảng trên $300, tức là phải bớt đi chừng ấy tiền trong quỹ chi tiêu dành cho hai vợ chồng Còn khi định mua thêm một cái quần jeans, tôi nhớ ra rằng chồng mình vẫn sống rất thoải mái chỉ với 4 chiếc quần, thế nên tôi lại không mua nữa. Lúc tôi định tiêu $75 cho một bộ làm móng tay, móng chân, tôi lại nghĩ thôi thì để $75 đó vào tiền dưỡng già vẫn hơn.

Hẳn chúng ta đã có sự phân chia hợp lý trong việc tiêu xài giữa vợ và chồng. Với tôi, trách nhiệm về vấn đề chi tiêu là sự tự giác, và điều đó không hề khó khăn chút nào.

Chúng tôi có mục tiêu chung

Trả bớt khoản vay sinh viên hay đi du lịch châu Âu nhân kỷ niệm 1 năm ngày cưới, đều là những mục tiêu mà chúng tôi cùng đề ra và hướng tới. Khi đã xác định được mục tiêu chung rồi thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tiết kiệm kiệm và xây dựng kế hoạch cho cuộc sống. Theo tôi, mỗi tháng bạn nên nhìn lại tiến độ phát triển kế hoạch của mình. Nhưng, tuyệt đối đừng bàn đến vấn đề này khi bạn hoặc chồng/ vợ của bạn đang đói hay mệt, nhớ nhé.

Tôi nghĩ rằng mỗi cặp vợ chồng có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề tiền bạc do một trong hai ít nắm rõ tình hình tài chính gia đình hơn người kia. Vì vậy, hãy công khai, minh bạch với nhau. Hãy soạn một bảng tính hoặc tệp tài liệu trên Google Drive trình bày về mọi thứ và đặt ở chế độ được chia sẻ. Như vậy, cả vợ lẫn chồng đều có thể theo dõi tình hình chi tiêu trên cùng một trang và ở bất cứ đâu (thậm chí thông qua điện thoại). Hơn nữa, bạn còn biết được mình đang cách mục tiêu bao xa, còn phải nỗ lực thêm bao nhiêu, đây cũng là một cách tạo động lực cho hai vợ chồng.

Riêng với vợ chồng tôi, chúng tôi đóng góp tài chính với nhau ngay khi mới đính hôn. Nhờ đó mà chúng tôi có được một khoản để làm đám cưới, còn lại tiếp tục tiết kiệm dần dần. Vợ chồng tôi cũng rất may mắn vì được cha mẹ hai bên đóng góp vào quỹ này. Chứng kiến “quỹ tổ ấm” lớn dần lên, chúng tôi vô cùng hạnh phúc, nhờ đó cũng không phải lo về chi phí tổ chức tiệc cưới với 200 khách sau này.

Chúng tôi nhận thức được mỗi người đều có khoản thu nhập riêng

Trước khi chuyển đến căn hộ đầu tiên cùng nhau tại thành phố New York, cả hai vợ chồng tôi đều đã kiếm ra tiền: tôi là nhà báo, anh ấy thì làm việc cho Wall Street. Chắc chắn riêng mình tôi không đủ khả năng để chi trả cho căn hộ nằm ở Queens, một quận lớn nhất nhì New York nữa. Thử hỏi với mức lương $28,000 một năm, bạn có thể mua được gì ở thành phố xa hoa tráng lệ ấy?

Chúng tôi quyết định trả tiền thuê căn hộ tương ứng với mức lương của mỗi người, tức là tôi chi ra 1/3, còn anh ấy 2/3. Nhưng rồi lại thêm nhiều khoản khác như tiện ích công cộng, cáp quang, internet, đồ dùng, thức ăn, ... sinh ra. Lúc ấy, phân chia theo tỉ lệ 1:2 không còn là việc đơn giản nữa, chẳng hạn như khi trả tiền ăn uống vui chơi ở một quá bar gần nhà. Cho nên, ngay khi đính hôn, chúng tôi cứ góp tiền quỹ, thế là việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Giờ thì thu nhập của anh ấy vẫn nhiều hơn tôi, nhưng điều đó chưa bao giờ là vấn đề trong cuộc sống hôn nhân của chúng tôi cả.

Chúng tôi tiết kiệm tiền bằng cách không mua quà

Vợ chồng tôi ít khi tặng quà Giáng sinh hay Lễ tình nhân cho nhau. Chúng tôi thi thoảng có mua quà sinh nhật, nhưng thường thì sẽ đi một chuyến du lịch thay cho quà. Vào ngày sinh nhật 30 tuổi của chồng tôi năm ngoái, chúng tôi đã có một kỳ nghỉ cuối tuần ý nghĩa tại Luân Đôn, nó thực sự tuyệt vời hơn cả những gì tôi trông đợi.

Nghe thì có vẻ lạ, nhưng việc bạn và chồng/ vợ của mình có một quỹ tiền chung, rồi lấy ra mua quà tặng nhau chẳng khác nào bạn tự đến trung tâm thương mại mua quà cho chính mình. Đằng nào thì cuối cùng bạn cũng biết giá tiền, xuất xứ, nhãn hiệu của món quà, và rằng tiền cũng từ quỹ của bạn mà ra. Vì thế mà vợ chồng tôi bỏ qua việc tặng quà, như vậy là tiết kiệm được tiền. Mà nói thật, chúng tôi không mấy để ý đến quà cáp.

Chúng tôi đã biết cách thỏa hiệp với nhau

Người ta thường nói nền tảng của hôn nhân là sự thỏa hiệp, quả không sai. Sẻ chia tài chính là bài học thiết thực đầu tiên cho nền tảng ấy, rồi thì sau khi tích lũy nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ dần thành thạo việc này thôi. Như bản thân tôi, trải qua nhiều trường hợp, tôi rút ra rằng những sản phẩm cùng chủng loại thì thường giống nhau dù thương hiệu của chúng khác nhau, giống như được sản xuất ở cùng một nhà máy vậy, nhờ đó mà tôi không phải phung phí cả khối tiền vào những sản phẩm cùng loại nhưng đắt hơn nhiều. Bởi, dù sao thì chẳng ai đi quan tâm nhãn hiệu tương cà mà họ đang dùng là gì cả.

Chồng tôi biết rằng phụ nữ có nhiều nhu cầu tiêu dùng hơn so với đàn ông, có nghĩa là họ cũng có những thói quen xài tiền khác nhau. Trong khi anh ấy có thể quanh đi quẩn lại chỉ có bốn bộ quần áo để mặc ra ngoài, thì, với bản năng của người phụ nữ, và với tính cách bản thân, tôi không chịu được như vậy. Anh ấy còn biết là tình bạn của nữ giới chính là nền tảng của bất kỳ cuộc hôn nhân viên mãn nào. Vì vậy mà anh ấy đã thôi không còn mời hội bạn gái của tôi những bữa tối $75 nữa.

Tôi gọi đây là một thỏa hiệp đôi bên cùng có lợi, bạn thấy có đúng không?

Nguồn: Dailyworth

Là phụ nữ nhất định phải biết điều này để giữ lửa “cuộc yêu” thăng hoa như thưở ban đầu

Bạn có biết hơn 70% cặp vợ chồng tan vỡ vì không hòa hợp chuyện chăn gối, dù không trực tiếp thừa nhận nhưng sự thật “chuyện ấy” c...

Tiết lộ hàng loạt lý do khiến các ông chồng chẳng còn làm "chuyện ấy" với vợ nữa

Có thể bạn sẽ thấy hình ảnh của vợ chồng mình trong đó chăng?

Tôi nên làm gì khi vợ tiêu xài hoang phí?

Là đàn ông ai lấy vợ về một phần cũng muốn có người giữ tiền, cân đối tài chính gia đình, tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng hiện tại,...

Nghệ thuật “sống chung với mẹ chồng” dành cho mọi nàng dâu

Với những người không hiểu chuyện, họ sẽ đứng ra chỉ trỏ phán xét rằng là lỗi của ai, bà mẹ chồng khó tính hay cô con dâu chẳng v...

Không cần xinh, chẳng cần khéo, phụ nữ làm điều này khi 'yêu' chàng sẽ quấn bạn như sam

Phụ nữ đâu nhất thiết phải "chân dài, ngực khủng", chỉ cần biết những mẹo đơn giản sau đây là có thể khiến chàng quấn bạn như sam,...

Ngọc Ái

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/chia-se-tai-chinh-nhu-the-nao-de-hon-nhan-ben-vung-c4a136893.html