Chia sẻ của bác sĩ Đào Xuân Hưởng về phương pháp trị viêm nang lông

Bác sĩ Đào Xuân Hưởng cho biết, viêm nang lông nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành nhọt, đinh râu gây đau nhức và nhiều phiền toái cho người bệnh…

Viêm nang lông vùng lưng gây mẩn ngứa, khó chịu cho người bị bệnh.

Viêm nang lông vùng lưng gây mẩn ngứa, khó chịu cho người bị bệnh.

Thời tiết nắng nóng mùa hè là điều kiện thuận lợi gây kích thích lên da, dễ làm da bị tổn thương và là cơ hội cho các bệnh ngoài da phát triển. Trong đó, da luôn bị ẩm và vệ sinh không sạch sẽ là những điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm nang lông gia tăng.

Theo bác sĩ Đào Xuân Hưởng cho biết, diễn biến viêm nang lông thường dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, đinh râu gây đau nhức và nhiều phiền toái cho người bệnh.

Ngay khi có những biểu hiện nhiễm khuẩn trên da, nốt, bọng nước, mẩn ngứa..., người bệnh cần đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào từng tình trạng da của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thực hiện khác nhau. Thông thường sẽ có các phương pháp điều trị phổ biến như:

Sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống

- Các dung dịch sát khuẩn: Chứa Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0,1%, Povidon - iod 0.1% có tác dụng làm sạch tổn thương trên da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nên sử dụng 2 - 4 lần/ngày để mang lại kết quả tốt nhất.

- Thuốc kháng sinh: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin. Thuốc kháng sinh có tác dụng nhằm tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn bám sâu ở nang lông, hạn chế nguy cơ tái phát. Thời gian sử dụng: liên tục trong 7 - 10 ngày.

- Thuốc kháng sinh đường uống: Một số loại thường dùng như: Ciprofloxacin, Metronidazol, B - lactam, Cephalosporin, Amoxicillin,... Tất cả những thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh đã phát triển nặng, và dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide: Được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài. Ngưng uống kháng sinh và thay vào đó là sử dụng Benzoyl peroxide để giúp sát khuẩn, bong lớp sừng và tróc vảy da.

Các phương pháp hiện đại

- Laser: Đây là phương pháp điều trị viêm nang lông áp dụng cho các trường hợp viêm nang căn nguyên do nhổ và cạo không đúng cách. Dưới ánh sáng xung cường độ cao, vùng da có những lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt. Không chỉ có khả năng điều trị, sử dụng tia laser còn có chức năng phòng bệnh rất hiệu quả. Giúp da sáng mịn hơn, kích thích collagen phát triển, giúp da săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh hơn.

Bác sĩ Đào Xuân Hưởng thăm khám, soi da cho khách hàng.

- Sử dụng máy ND YAG và Fractional CO2 kết hợp hoạt chất Centila Coptis Serum: ND YAG có tác dụng điều trị sắc tố thâm sạm và Fractional CO2 điều trị sần sùi, dày sừng. Đồng thời trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp hoạt chất Centila Coptis Serum trị mụn, chống thâm, kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm dịu, chữa lành da mụn nhanh chóng.

Hoạt chất này được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật tự nhiên và Poly Deoxy Ribo Nucleotide (DNA) tái tạo làn da, cải thiện khả năng giữ ẩm mang lại cho làn da đầy đủ độ ẩm và săn chắc, khống chế lượng dầu tiết qua da, điều tiết nhờn, hạn chế kích ứng, diệt khuẩn, giảm viêm nhanh chóng.

Bác sĩ Đào Xuân Hưởng chia sẻ: “Điều trị viêm nang không khó tuy nhiên người bệnh cần tìm cho mình phương pháp phù hợp với làn da của mình.

Khác hoàn toàn với các phương pháp truyền thống như thuốc uống hay thuốc bôi chỉ có thể giải quyết tình trạng bên bề mặt da, nguy cơ tái phát mụn rất cao thì điều trị viêm nang lông bằng máy móc công nghệ cao và hoạt chất từ tự nhiên giúp giải quyết triệt để tận gốc ổ viêm, ngăn chặn sự xâm lấn của khuẩn tụ cầu vàng và nấm gây viêm da, mụn tái phát”.

Với những dấu hiệu bệnh viêm nang lông nhẹ bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà: kết hợp mật ong, chanh và đường kính giúp dưỡng ẩm chống viêm, giảm các vết thâm do mụn viêm để lại; sử dụng tinh dầu dừa và nước cốt chanh giúp kháng khuẩn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm,... ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tác nhân bên trong nang lông.

Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm người bệnh phải đi khám để xác định tác nhân gây bệnh và sử dụng phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ Đào Xuân Hưởng nói.

Bảo Anh

Nguồn VTC: https://vtc.vn/chia-se-cua-bac-si-dao-xuan-huong-ve-phuong-phap-tri-viem-nang-long-ar784459.html