Chi tiết siêu phẩm nhanh nhất của Porsche vừa có mặt tại Việt Nam

Sau khi cập cảng Tp Hồ Chí Minh và được di chuyển về Hà Nội, siêu xe Porsche 911 GT2 RS đã được trưng bày tại showroom của Porsche tại Vinhomes Metropolis, Liễu Giai, Hà Nội.

Siêu xe này đã có chủ nhân và chỉ trưng bày trong 1 ngày trước khi chính thức giao xe. Đây là siêu xe thương mại mạnh nhất trong lịch sử của Porsche và có giá lên tới 20 tỷ đồng tại Việt Nam. Cùng với đó, chiếc xe này là phiên bản được độ full option với nhiều chi tiết đặc biệt có tổng giá trị lên tới hơn 2 tỷ đồng.

Đây là siêu xe mạnh nhất của Porsche ở thời điểm hiện tại

Đây là siêu xe mạnh nhất của Porsche ở thời điểm hiện tại

Được ra mắt tại lễ hội Goodwood vào cuối năm 2017, Porsche 911 GT2 RS đã lập kỉ lục kết thúc 1 vòng đua tại Nurburgring nhanh nhất thế giới chỉ trong 6 phút 47,3 giây trước khi bị phá bởi Lamborghini Aventador S.

Xe có kích thước cơ bản dài x rộng x cao 4.549 x 1.978 x 1.297 mm

Trước khi có mặt tại Việt Nam, mẫu xe này từng được giới thiệu tại Đông Nam Á trong triển lãm Bangkok Motor Show 2018 vào tháng 3 năm ngoái.

Thiết kế đuôi xe Porsche 911 GT2 RS

Trên phiên bản Porsche 911 GT2 RS được trưng bày có rất nhiều chi tiết từ ngoại thất với nội thất được làm từ vật liệu carbon giúp giảm trọng lượng cũng như tăng sự khỏe khoắn của siêu xe này.

Thiết kế đầu xe Porsche 911 GT2 RS

Những phần như ốp hốc hút gió, nắp capô, mui xe hay khe thoát gió ở bánh trước… đều được ốp carbon. Riêng mui xe được làm từ magiê siêu nhẹ, trong khi ống xả lại được làm từ titanium siêu nhẹ giúp giảm tổng trọng lượng của xe chỉ có 1.470 kg.

Thiết kế la zăng xe Porsche 911 GT2 RS với khóa trung tâm

Cùng với đó, Porsche 911 GT2 RS được trang bị khung gầm gia cố và dựa trên thiết kế của những mẫu xe đua. Xe được trang bị bộ la zăng thể thao 20 inch phía trước và 21 phía sau với cơ chế khóa trung tâm đi kèm lốp xe đua hiệu suất cao Ultra High Performance.

Xe Porsche 911 GT2 RS sử dụng phanh gốm carbon

Hệ thống phanh gốm carbon Porsche Ceramic Composite Brake độc quyền cũng là trang bị tiêu chuẩn trên dòng xe này.

Thiết kế cabin xe Porsche 911 GT2 RS

Nội thất của xe được bọc da và da lộn Alcantara màu đen thêu chỉ đỏ nổi bật với không gian tối giản, tập trung vào người lái đậm chất thể thao.

Thiết kế vô lăng xe Porsche 911 GT2 RS

Vô lăng của Porsche 911 GT2 RS bọc da lộn đi kèm lẫy chuyển số trên vô lăng làm từ sợi carbon.

Thiết kế đồng hồ hiển thị trên xe Porsche 911 GT2 RS

Xe vẫn được trang bị cụm đồng hồ hiển thị 5 vòng tròn màu đỏ đặc trưng của dòng xe 911. Ngoài ra, ứng dụng Porsche Track Precision cũng cho phép chủ xe có thể theo dõi dữ liệu của xe thông qua smartphone.

Khoang động cơ đặt giữa trên xe Porsche 911 GT2 RS

Siêu xe nhanh nhất của Porsche trang bị động cơ boxer 6 xi lanh VTG 3.8L tăng áp kép công suất 700 mã lực và mô men xoắn 750 Nm. Porsche 911 GT2 vẫn sử dụng hộp số ly hợp kép PDK 7 cấp giúp xe có khả năng tăng tốc từ 0 - 100 km/h chỉ trong 2,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 340 km/h.

Thiết kế cần số trên xe Porsche 911 GT2 RS

Được biết, Porsche đã trang bị cho siêu xe này một hệ thống tăng áp cỡ lớn đi kèm hệ thống làm mát hoạt động dựa trên sự kết hợp phun khí nạp với nước. Cùng với đó, hệ thống kiểm soát ổn định Porsche Stability Management độc quyền với chế độ PDK Sport giúp người lái có trải nghiệm tốt hơn.

Thiết kế đèn pha trên xe Porsche 911 GT2 RS

Thiết kế đèn hậu trên xe Porsche 911 GT2 RS

Thiết kế gương chiếu hậu trên xe Porsche 911 GT2 RS

Cánh gió làm từ carbon trên xe Porsche 911 GT2 RS

Tay nắm cửa xe Porsche 911 GT2 RS làm bằng vải để tối ưu trọng lượng

Nắp đậy khoang động cơ xe Porsche 911 GT2 RS

Cốp xe Porsche 911 GT2 RS

Ghế xe Porsche 911 GT2 RS có khung carbon và bọc da lộn trong gói trang bị Weissach

Logo xe Porsche 911 GT2 RS ở bậc cửa

Ốp táp lô xe Porsche 911 GT2 RS

Đồng hồ xe Porsche 911 GT2 RS

Lẫy chuyển số trên vô lăng xe Porsche 911 GT2 RS

Ảnh: Trần Thắng & Sơn Phạm

Bởi Sơn Phạm, 07:00, 18/01/2019

Nguồn Cartimes: http://cartimes.vn/bai-viet/chi-tiet-sieu-pham-nhanh-nhat-cua-porsche-vua-co-mat-tai-viet-nam-1988.htm