Chi tiết máy bay huấn luyện Mỹ Việt Nam sắp sở hữu

Theo những thông tin mới nhất được tờ Stars and Stripes của Mỹ đăng tải, phía Việt Nam hiện đang đàm phán đề mua một phi đội máy bay huấn luyện T-6 Texan II của Mỹ.

Có tên đầy đủ là Beechcraft T-6 Texan II, loại máy bay huấn luyện sơ cấp một động cơ này là một trong những loại máy bay mà mọi phi công tiêm kích của Không quân Mỹ đều phải "qua tay". Nguồn ảnh: Wiki.

Có tên đầy đủ là Beechcraft T-6 Texan II, loại máy bay huấn luyện sơ cấp một động cơ này là một trong những loại máy bay mà mọi phi công tiêm kích của Không quân Mỹ đều phải "qua tay". Nguồn ảnh: Wiki.

T-6 Texan II bắt đầu được thực hiện chuyện bay đầu tiên hồi năm 1998 và được đưa vào sản xuất, sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện cho Không quân Mỹ từ năm 2001. Nguồn ảnh: Commons.

Có giá trị khoảng 4 triệu USD cho mỗi chiếc, đây được coi là loại máy bay huấn luyện sơ cấp sử dụng động cơ cánh quạt đắt đỏ bậc nhất thế giới, bù lại, T-6 Texan II lại có chi phí vận hành rất rẻ. Nguồn ảnh: Wiki.

Nếu thông tin được tờ Stars and Stripes đăng tải là chính xác, Việt Nam sẽ sớm sở hữu một phi đội tương đương 12 chiếc máy bay huấn luyện sơ cấp loại T-6 Texan II - đây là bước đi đầu tiên trong việc sở hữu những máy bay chiến đấu khác của Mỹ trong tương lai. Nguồn ảnh: Flickr.

Ngoài ra, việc sở hữu T-6 Texan II trong biên chế của Không quân Việt Nam sẽ giúp lực lượng không quân của ta tự chủ được việc đào tạo phi công - ít nhất là ở trình độ sơ cấp thay vì phải gửi ra nước ngoài đào tạo với chi phí đắt đỏ hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên, nếu cần đào tạo phi công lái chiến đấu cơ thì chỉ T-6 Texan II thôi là chưa đủ, Việt Nam cần và cũng hoàn toàn có thể tiếp cận với một loại phản lực cơ huấn luyện khác đó là chiếc T-38 Talon. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại phản lực cơ huấn luyện nâng cao này đã được ra đời từ năm 1961, tới nay đã phục vụ trong không quân Mỹ được hơn nửa thế kỷ và có giá mỗi chiếc vào khoảng 6,1 triệu USD. Nguồn ảnh: USAF.

T-38 Talon được trang bị hai động cơ phản lực do General Electric chế tạo, cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1,3. Nguồn ảnh: Commons.

Điều này đồng nghĩa với việc, T-38 Talon không những có thể huấn luyện được phi công chiến đấu bay trên các loại tiêm kích phản lực đa động cơ mà nó còn có thể huấn luyện được phi công bay ở tốc độ siêu âm - điều mà không một chiếc máy bay huấn luyện động cơ cánh quạt nào làm được. Nguồn ảnh: Commons.

Hiện tại trên thế giới, ngoài không quân Mỹ còn có lực lượng không quân nhiều quốc gia khác bao gồm Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sử dụng loại phản lực huấn luyện này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Commons.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh máy bay huấn luyện T-38 Talon của Không quân Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chi-tiet-may-bay-huan-luyen-my-viet-nam-sap-so-huu-1272850.html