Chỉ số siêu âm thai theo TỪNG NGÀY và TỪNG TUẦN, mẹ bầu lưu ngay để theo dõi nhé!

Dưới đây là bảng chỉ số siêu âm thai từng ngày và từng tuần chuẩn nhất, mẹ bầu nào cũng lưu vào ngay để theo dõi nhé!

Khi đọc một phim siêu âm hay bản kết quả siêu âm thai, mẹ sẽ nhìn thấy rất nhiều ký hiệu viết tắt của những chỉ số khác nhau. Bảng ghi chi tiết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu tất cả những con số đó. Các mẹ chịu khó dành thời gian đọc kỹ và theo dõi theo hướng dẫn dưới đây:

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:

GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Để nắm rõ chỉ số siêu âm thai qua từng tuần và từng ngày, các mẹ có thể theo dõi bảng chi tiết này nhé:

Ngoài những chỉ số quan trọng kể trên, mẹ cũng có thể tham khảo các chỉ số khác như:

Ngoài những chỉ số quan trọng kể trên, mẹ cũng có thể tham khảo các chỉ số khác như:

TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng
APTD (Anterior-Posterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng
HC (Head circumference): Chu vi đầu
AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
AF (Amniotic fluid): Nước ối
AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
BD: Khoảng cách hai mắt
CER: Đường kính tiểu não
THD: Đường kính ngực
TAD: Đường kính cơ hoành
APAD : Đường kính bụng từ trước tới sau
FTA : Thiết diện ngang thân thai
HUM : Chiều dài xương cánh tay
Ulna : Chiều dài xương khuỷu tay
Tibia : Chiều dài xương ống chân
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
EDD (Estimated date of delivery): Ngày dự sinh

Những thời điểm siêu âm thai quan trọng mẹ bầu nào cũng cần thực hiện

Khi phát hiện trễ kinh:

Siêu âm lúc này để xem có thai hay không, thai nằm trong hay ngoài tử cung, thai bình thường hay bệnh lý, số lượng thai. Đặc biệt, đối với những chị em quên ngày kinh chót hoặc ngày kinh không đều, bác sĩ có thể dựa vào siêu âm 3 tháng đầu để tính tuổi thai, từ đó, biết được ngày sinh với sai số là +/- 3 ngày.

Tuổi thai từ 11-13 tuần 6 ngày:

Siêu âm đo độ mờ gáy thai nhi. Dựa vào đó, bác sĩ tiên lượng được nguy cơ hội chứng Down của thai kỳ. Nếu độ mờ gáy >3mm thì 30% là thai bị hội chứng Down. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn cẩn thận cho bố mẹ.

Nếu vượt qua ngưỡng thời điểm này thì các chỉ số này không còn giá trị và độ chính xác nữa. Một số các dấu hiệu bất thường lớn nhất của thai có thể phát hiện tại lần siêu âm này như phân chia não trước, thai vô sợ, não lộn ngoài.

Tuổi thai 21-25 tuần:

Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi. Thời điểm này có thể quan sát kỹ các phần của thai nhi. Từ đó, phát hiện được những dị tật bẩm sinh nếu có. Bên cạnh đó, khảo sát về bánh nhau, nước ối… hời điểm này các cơ quan bên trong thai nhi sẽ được hình thành đầy đủ nên việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ xem xét các cơ quan này có phát triển bình thường không? Những trường hợp trẻ bị dị tật ở cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay, chân sẽ được nhìn thấy. Ngoài ra, những dị tật về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng cũng được phát hiện ở thời điểm này.

Đây là thời điểm siêu âm quan trọng vì nếu bác sĩ yêu cầu đình chỉ việc mang thai thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, bác sĩ sẽ áp dụng lựa chọn các biện pháp kích thích đẻ non hay tùy ý nhưng việc chuẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Tuổi thai 32-36 tuần:

Siêu âm đánh giá sự phát triển thai nhi có phù hợp với tuổi thai hay không, xác định ngôi thai, vị trí bánh nhau, lượng nước ối. Lần siêu âm thai này có thể thực hiện từ tuần thứ 30 đến 32 của thai kỳ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở động mạch, tim hay vùng cấu trúc của não. Siêu âm này cũng giúp nhận biết tình trạng chậm phát triển ở tử cung gây ra suy thai, ngạt sau đẻ.

Khi phát hiện ra những dị tật này, bác sĩ khó có thể can thiệp mà phải phối hợp cùng với gia đình thai phụ để tìm cách xử lý phù hợp sau sinh như chữa bệnh, cách chăm sóc hợp lí cho trẻ sau đó.

Ngoài 3 lần siêu âm quan trọng kể trên thì bất kỳ khi nào bà bầu cảm thấy có những dấu hiệu bất thường thì phải tới cơ sở y tế gần nhất để thực hiện khám và xử lý kịp thời.

Đến ngày sinh

Một lần nữa xác định tình trạng thai, ngôi thai, ước lượng cân nặng thai nhi, lượng nước ối, vị trí nhau, từ đó tiên lượng cho cuộc sinh dễ hay khó.

Để thai phát triển tốt và duy trì các chỉ số thai nhi bình thường, mẹ nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước và không quên vận động nhé!

Thùy Linh (T.H)

Tags : Từ khóa

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/chi-so-sieu-am-thai-theo-tung-ngay-va-tung-tuan-me-bau-luu-ngay-de-theo-doi-nhe-2018082817254197.htm