Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2020 tăng cao nhất 5 năm qua

Sau 4 tháng liên tiếp Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm do tổng cầu giảm, CPI tháng 6/2020 đã bất ngờ tăng trở lại, với mức tăng khá cao là 0,66% so với tháng trước, cao nhất trong 5 năm qua.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đây là số liệu được Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố. Theo đó, việcCPI tăng trở lại trong tháng 6 chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao 3 đợt liên tiếp sau chuỗi giảmkéo dài kể từ Tết Nguyên đán. Cùng với đó, giá thịt lợn cũng lại tiếptục tăng trong những ngày đầu tháng 6, ảnh hưởng tới CPI chung củacả nước.

CPI tháng6/2020 tuy tăng so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 0,59% so với tháng 12/2019. Đây là mức tăng thấp nhấttrong giai đoạn 2016-2020.

Tuy vậy, bình quân6 tháng đầu năm 2020, CPI vẫn tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mứctăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, tốc độ tăngCPI bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lầnlượt là: 1,72%; 4,15%; 3,29%; 2,64% và 4,19%.

Tuy vẫn ở mức tăngcao nhưng theo số liệu cho thấy, CPI bình quân đang có xu hướnggiảm dần. CPI bình quân tháng 1/2020 tăng tới 6,54%, thì nay đã giảm xuống chỉcòn 4,19%, tức là cũng đã dần tiệm cận với mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốchội đề ra (khoảng 4%).

Tổng cục Thống kêcũng cho biết, trong mức tăng 0,66% của CPI tháng 6/2020 so với thángtrước, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trongđó nhóm giao thông tăng cao nhất với 6,05% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dâùvào thời điểm 28/5/2020 và 12/6/2020 làm giá xăng, dầu tăng 14,24% (tác độngCPI chung tăng 0,59%).

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%, trong đólương thực giảm 0,4% do giá gạo giảm 0,45%; thực phẩm tăng 0,72%; ăn uống ngoàigia đình tăng 0,15%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09% do nhu cầu tiêu dùngđồ uống giải khát trong mùa hè tăng cao; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng0,07%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,01%; hàng hóa vàdịch vụ khác tăng 0,19%.

CPI quyÍI/2020 giảm 1,87% so với quý trước và tăng 2,83% so với cùng kỳ năm2019. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so vơíbình quân cùng kỳ năm 2019.

Cũngtheo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới bởi ảnhhưởng của dịch Covid-19; căng thẳng Mỹ - Trung và các cuộc biểu tình, bạo loạntại Mỹ khiến vàng trở thành kênh đầu tư an toàn. Chỉ số giá vàng tháng6/2020 tăng 1,71% so với tháng trước; tăng 16,81% so với tháng 12/2019 và tăng30,18% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá USD tháng 6/2020 giảm 0,58% so với tháng trước; tăng0,47% so với tháng 12/2019 và giảm 0,59% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng cục Thốngkê cho biết, tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 6 tháng đầu năm 2020 giảm 0,78%so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Namra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/chi-so-gia-tieu-dung-thang-6-2020-tang-cao-nhat-5-nam-qua-20200629171004565.html