Chỉ báo bùng nổ của cổ phiếu IJC xuất hiện

Sau 4 phiên gần như bất động trong tuần, giá cổ phiếu IJC đột ngột tăng kịch trần trong phiên giao dịch ngày 8/1 - dấu hiệu đà tăng mạnh có thể diễn ra.

Kết phiên giao dịch ngày 8/1, giá cổ phiếu IJC của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật đạt mức 26.950 đồng, tăng kịch trần so với phiên trước và cũng là mức giá cao nhất trong tuần. Thanh khoản cũng đạt mức cao nhất tuần, với gần 2,6 triệu cổ phiếu.

Trong 4 phiên giao dịch trước đó, giá cổ phiếu IJC chỉ tăng 700 đồng (2,86%). Vì thế, nhiều nhà đầu tư nhận định cổ phiếu IJC đã "nằm im" để chuẩn bị đà cho một đà tăng mạnh mới.

Mấy hôm trước, CTCP Chứng khoán MB (MBS) vừa có báo cáo dự báo kết quả kinh doanh năm 2021 và 2021 của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật.

Năm 2020, ban lãnh đạo ước tổng doanh thu công ty mẹ đạt 2.100 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch năm. Chi phí ước vượt 6% kế hoạch năm đạt 1.630 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận sau thuế đạt 384 tỷ đồng, vượt 57% kế hoạch năm.

 IJC có lợi thế lớn khi sở hữu nhiều dự án nằm ngay cạnh các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương trong khi nhu cầu thuê nhà ở và tiêu thụ các sản phẩm bất động sản cho công nhân và các chuyên gia được dự báo tiếp tục tăng.

IJC có lợi thế lớn khi sở hữu nhiều dự án nằm ngay cạnh các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương trong khi nhu cầu thuê nhà ở và tiêu thụ các sản phẩm bất động sản cho công nhân và các chuyên gia được dự báo tiếp tục tăng.

MBS dự báo năm 2020 doanh thu và lợi nhuận sau thuế của IJC có thể đạt lần lượt 2.267 tỷ đồng và 355 tỷ đồng.

Với năm 2021, MBS dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thế của IJC ước đạt 2.913 tỷ đồng và 486 tỷ đồng, tăng tưởng 28,5% về doanh thu và 36,9% về lợi nhuận.

Báo cáo của MBS cho biết IJC có lợi thế lớn khi sở hữu nhiều dự án nằm ngay cạnh các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương trong khi nhu cầu thuê nhà ở và tiêu thụ các sản phẩm bất động sản cho công nhân và các chuyên gia được dự báo tiếp tục tăng.

Với ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, kết hợp với ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến chuỗi cung ứng toàn cầu, làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Việt Nam, với lợi thế nằm gần Trung Quốc cùng nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, là một trong những điểm đến tiềm năng nhất đối với giới đầu tư và các công ty đa quốc gia.

IJC sở hữu nhiều dự án nằm cạnh các khu công nghiệp như dự án IJC Vĩnh Tân nằm ngay cạnh cụm công nghiệp VSIP, dự án biệt thự cao cấp Sunflower, dự án Khu đô thị IJC Mỹ Phước 3,... dễ dàng đáp ứng nhu cầu thuê nhà của công nhân cũng như mua bất động sản của các chuyên gia nước ngoài khi chuyển sang làm việc tại Việt Nam.

Theo MBS, mảng thu phí giao thông trên quốc lộ 13 tiếp tục là nguồn thu quan trọng, tiềm năng phát triển mạnh từ năm 2022, khi các dự án đầu tư công tại khu vực phía Nam hoàn thành, việc kết nối hệ thống giao thông toàn khu vực sẽ được cải thi tăng lưu lượng xe lưu thông trên quốc lộ 13 – tuyến đường huy Dương với các đầu tàu kinh tế trong khu vực như TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh thu mảng thu phí tăng trưởng ổn định với CAGR đạt 7,4% trong giai đo 2019. Mảng thu phí đóng góp tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu lợi nhuận gộp của IJC tức biên lợi nhuận gộp duy trì ổn định ở mức trên 80%.

Nhã Vy

Nguồn TCDN: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/co-phieu-ijc-sap-bung-no-sau-hon-mot-tuan-bat-dong-d18098.html