Chết lặng số tiền Mỹ bỏ ra bảo dưỡng USS Gerald R. Ford

Sau khi kết thúc đợt thử nghiệm trên biển vào đầu năm năm nay, tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ đã phải quay lại cảng Norfolk ở Virginia để bắt đầu quá trình bảo dưỡng đầy tốn kém chỉ sau hơn nửa năm hoạt động.

Theo nhiều nguồn tin từ Hải quân Mỹ chi phí để lực lượng này bảo dưỡng tàu sân bay USS Gerald R. Ford sau màn thể hiện kém cỏi trước tàu chiến Nga trong tháng 5 vừa qua sẽ xấp xỉ 63 triệu USD, gói bảo dưỡng này được cho là sẽ giúp chỉ số vận hành trên USS Gerald R. Ford từ 5% hiện tại lên lại con số 90%. Nguồn ảnh: usni.

Được hoàn thiện từ tháng 5/2017, USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu sân bay hạt nhân lớp Ford đầu tiên của Hải quân Mỹ. 13 tháng kể từ khi hoàn thành tới nay, tàu sân bay này đã thực hiện tổng cộng 81 ngày chạy thử nghiệm trên biển. Nguồn ảnh: usni.

Cũng trong thời gian này, USS Gerald R. Ford cũng thực hiện việc thử nghiệm hệ thống phóng và hệ thống thu hồi máy bay - hệ thống được đánh giá là có sự cải tiến vượt trội hơn so với lớp tàu sân bay Nimitz tuy nhiên cũng khá tai tiếng vì tỷ lệ gây tai nạn khi thử nghiệm khá cao. Nguồn ảnh: usni.

Đặc biệt là với hệ thống phóng máy bay, hệ thống này có tên viết tắt là EMALS - sử dụng đường ray điện từ để phóng máy bay thay vì sử dụng nén hơi nước như trên các tàu sân bay lớp cũ của Mỹ. EMALS được coi là có độ tin cậy cao hơn và chi phí vận hành, bảo dưỡng "nhẹ" hơn so với hệ thống phóng bằng hơi nước trước đây. Nguồn ảnh: Twitter.

Mặc dù vậy, trong quá trình thử nghiệm, hệ thống phóng máy bay bằng điện tử trường này đã thể hiện không được tốt cho lắm và có tỷ lệ phóng lỗi rất cao. Đến nay, Không quân Hải quân Mỹ vẫn đặt EMALS vào trạng thái "đang hoàn thiện". Nguồn ảnh: BI.

Theo thông tin được báo chí Mỹ đăng tải hồi đầu tháng 7 vừa rồi, Hải quân Mỹ đã yêu cầu Quốc hội nước này duyệt chi khoản tiền trước mắt là 12,7 triệu USD để khắc phục các sự cố kỹ thuật liên tục trên tàu USS Gerald R. Ford cũng như sửa đổi lại thiết kế của lớp Ford cho những tàu sân bay đóng mới sau này. Nguồn ảnh: Uscarrier.

Tiếp đến là khoản tiền trị giá 30 triệu USD trong tương lai để khắc phục các vấn đề liên quan đến hệ thống dẫn động và lực đẩy của chiếc tàu sân bay này. Cuối cùng là khoản tiền trị giá 20 triệu USD để chi trả cho nhân công và dự phòng chi phí nhân công trong tương lai khi con tàu trị giá 13 tỷ USD cần nâng cấp thêm. Nguồn ảnh: BI.

Tổng cộng, Quốc hội Mỹ đã tính toán và cho thấy tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ cần một khoản tiền lên tới 120 triệu USD nữa để nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện trong tương lai trước khi nó có thể chính thức phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Quốc hội Mỹ cũng phàn nàn rằng, USS Gerald R. Ford đã hoàn thiện muộn hơn 20 tháng so với kế hoạch nhưng vẫn còn tới khoảng 40 lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động và độ ổn định của tàu vốn chưa được khắc phục. Nguồn ảnh: Fordclass.

Nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới cũng nhận xét, giống với F-35, Hải quân Mỹ đã cố nhồi nhét quá nhiều tính năng hiện đại vào chiếc tàu sân bay này mặc dù công nghệ đương thời chưa cho phép. Chính điều đó đã khiến USS Gerald R. Ford hoạt động thiếu ổn định và ngốn thêm một đống tiền nữa mới có thể chính thức đưa vào hoạt động tác chiến được. Nguồn ảnh: USnavy.

Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ thực hiện thử nghiệm trên biển.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chet-lang-so-tien-my-bo-ra-bao-duong-uss-gerald-r-ford-1089420.html