Chế tài doanh nghiệp vi phạm chính sách pháp luật

Hệ thống pháp luật của chúng ta đã và đang được hoàn thiện, tuy nhiên, ý thức chấp hành chính sách pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động, của một bộ phận doanh nghiệp (DN) còn hạn chế.

Chẳng hạn như Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ trách nhiệm của DN phải tổ chức đối thoại với người lao động (NLĐ) tại nơi làm việc nhưng không phải nơi nào cũng thực hiện. Ngoài nhận thức của DN, theo tôi, để xảy ra tình trạng này một phần do biện pháp chế tài chưa nghiêm. Việc DN từ chối tổ chức đối thoại sẽ khiến quan hệ lao động tại DN rơi vào bất ổn nếu các kiến nghị hợp pháp của NLĐ như lương, thưởng, bữa ăn giữa ca, điều kiện làm việc… không được xem xét giải quyết thỏa đáng. Chưa kể, một số quy định của Bộ Luật Lao động về thời gian làm thêm, BHXH, thang - bảng lương tại một số DN cũng không thực hiện nghiêm, gây thiệt thòi quyền lợi NLĐ.

Đề cập vấn đề này, mong muốn của cá nhân tôi là trong thời gian tới, ngoài chủ động tham gia góp ý xây dựng nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật, các cấp CĐ cần tăng cường giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ; kịp thời kiến nghị xử lý sai phạm (nếu có) của DN để góp phần ổn định quan hệ lao động.

Bà PHẠM THỊ TRÚC PHƯƠNG, Chủ tịch CĐ Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (quận 3, TP HCM)

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/che-tai-doanh-nghiep-vi-pham-chinh-sach-20180922204641836.htm