Chế biến tôm theo cách sai lầm, món ăn vừa bị mất chất lại còn dậy mùi và kém ngon

Tôm là một món ăn rất quen thuộc đối với bữa cơm của gia đình Việt. Bởi vậy, khi nấu món ăn liên quan đến tôm, cần chế biến đúng cách để có thể giữ được dinh dưỡng tối đa, đồng thời đảm bảo hương vị thơm ngon.

Tôm là một món ăn rất quen thuộc đối với bữa cơm của gia đình Việt. Ảnh minh họa

Tôm là một món ăn rất quen thuộc đối với bữa cơm của gia đình Việt. Ảnh minh họa

Tùy vào từng loại tôm cũng như từng món ăn khác nhau mà chị em cần lưu ý các cách chế biến riêng để tránh những sai lầm cơ bản khiến tôm bị giảm chất dinh dưỡng, nhạt vị, kém ngon.

Không rã đông tôm trước khi nấu

Việc cho thẳng tôm đông lạnh vào nước, hoặc tệ hơn là cho thẳng vào chảo xào, nướng sẽ làm cho tôm chín không đều. Cách rã đông tôm đơn giản nhất là cho vào một bát nước lạnh, hoặc xả nước nhẹ liên tục vào tôm, nó sẽ rã đông sau vài phút.

Sử dụng tôm bị ươn

Tôm cực kỳ dễ bị ươn, hỏng nên một khi mua tôm tươi về, chị em nên cố gắng chế biến trong vòng 24 tiếng. Trong trường hợp tôm được đánh bắt xa bờ, cần phải ướp đá lạnh để giữ độ tươi, chị em cần tránh mua tôm có mùi ammoniac hoặc sờ thấy mềm…

Không tận dụng vỏ, đầu tôm

Đầu và vỏ tôm giúp giữ lại hương vị của tôm nhiều nhất. Đó là lý do tại sao tôm lại ngon ngọt hơn khi được nấu giữ nguyên vỏ. Trong trường hợp phải lột bỏ vỏ hoặc đầu tôm, hãy giữ 2 thứ đó lại, sau đó xào với một ít bơ hoặc đun sôi để làm nước dùng.

Không ít người khi làm tôm thường bỏ vỏ và đầu, tuy nhiên, đây lại là phần giúp giữ lại hương liệu của tôm nhiều nhất. Ảnh minh họa

Nêm gia vị quá nhiều

Khi chế biến món tôm, bạn không nên nêm gia vị quá nhiều bởi tôm vốn dĩ đã có vị ngọt tự nhiên sẵn, cộng thêm việc chúng khá mềm nên không nhất thiết phải thêm quá nhiều loại gia vị khác nhau khiến cho vị tôm bị lấn át hoàn toàn.

Nấu tôm quá kỹ

Việc nhiều bà nội trợ chế biến tôm hấp luộc hoặc xào tôm quá kỹ khiến cho tôm bị mất vị. Phần thịt tôm bị rắn quá mức khi ăn bị dai kém thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy khi chế biến món tôm bạn hãy nấu chín vừa đủ, không nhất thiết phải nấu quá lâu tới mức tôm cứng đanh lại sẽ mất đi dưỡng chất có trong thịt tôm.

Tôm bóc vỏ đông lạnh

Đối với loại tôm này, chị em nói không với món salad tôm mà chỉ nên nấu chín cùng với những nguyên liệu khác như mì, spaghetti…

Tùy vào từng loại tôm cũng như từng món ăn khác nhau mà chị em cần lưu ý các cách chế biến riêng. Ảnh minh họa

Cách chọn tôm tươi ngon

Quan sát thân tôm và dầu tôm: Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tôm có thể không to và phần thịt sẽ không dày lên khác thường.

Muốn biết tôm có tươi ngon cứ nhìn phần chân, có hiện tượng này thì chớ mua. Bạn nên chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu và chân tôm phải gắn chặt với thân.

Vỏ tôm tươi phải bóng, trơn, sống giữa thân tôm sáng trong. Không nên mua những con tôm mà phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị hỏng.

Quan sát đuôi tôm: Kiểm tra phần đuôi tôm sẽ giúp bạn xác dịnh được độ tươi sống của chúng. Để kiểm tra độ tươi của tôm, bạn chỉ cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt. Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.

Ngoài ra, khi cầm tôm lên nếu thấy có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc tôm bị nhớt, dính vào nhau khi không nên mua.

Hình dáng con tôm: Những con tôm tươi sẽ có dáng thẳng hoặc hơi cong cong. Tôm để lâu, tôm hỏng thường có thân uống thành hình tròn.

Tú Anh (TH)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/che-bien-tom-theo-cach-sai-lam-mon-an-vua-bi-mat-chat-lai-con-day-mui-va-kem-ngon-129822.html