Chế biến mộc nhĩ theo cách này, bà nội trợ đang 'rước họa' cho gia đình

Mặc dù mộc nhĩ là thực phẩm an toàn không có độc tính, tốt cho sức khỏe nhưng khi chế biến sai cách, thức ăn bổ dưỡng này có thể biến chất, sinh ra độc tố.

Từ xa xưa, mộc nhĩ được biết đến là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có thể làm sạch mạch máu, chống calculus, ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành...Tuy nhiên, nếu chế biến mộc nhĩ không đúng cách, loại thực phẩm này sẽ biến thành chất độc, có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận của người sử dụng.

Theo đó, khi chế biến mộc nhĩ, bà nội trợ chú ý không được ngâm lâu, không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng, tuyệt đối không ăn mộc nhĩ tươi. Dưới đây là những lý do người tiêu dùng cần biết để tránh.

Ăn mộc nhĩ khi ngâm lâu

Mộc nhĩ là đồ khô, khi sử dụng cần được ngâm vào nước lạnh để chúng mềm và nở ra. Bản chất của đồ khô là khi ngâm vào nước độc tố sẽ được hòa tan, làm cho thực phẩm an toàn hơn. Tuy nhiên nếu ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

Không ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước trước khi chế biến. Ảnh: Gia đình xã hội

Không ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước trước khi chế biến. Ảnh: Gia đình xã hội

Cụ thể, mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

Vì muốn mộc nhĩ nở nhanh, nhiều bà nội trợ thường ngâm chúng vào nước nóng mà không biết rằng cách này vô cùng nguy hiểm. Lý do là trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

Tuyệt đối không dùng nước nóng để ngâm rửa mộc nhĩ. Ảnh: phunutoday

Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5-3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.

Cần chú ý, sau khi ngâm, những phần nào trên mộc nhĩ vẫn “co chặt” mà không có hiện tượng nở mềm thì nên bỏ đi, không thể ăn.

Không ăn mộc nhĩ tươi

Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.

Ngoài ra, khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín kỹ hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi mới chín tới.

Để tránh việc ngộ độc, các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo dành cho tất cả mọi người. Theo đó, trong ngày hè nóng bức, không chỉ có mộc nhĩ mà nấm khô, đậu cove, hoa mướp khô… nếu ngâm quá lâu cũng sẽ làm sản sinh độc tố có hại cho sức khỏe, nhẹ thì nôn ói, đi ngoài, nặng thì có thể hôn mê.

Để an toàn cho sức khỏe, chúng ta nên chú ý đến cách ngâm các loại thực phẩm khô, bởi thông thường, mộc nhĩ không gây ngộ độc. Một khi phát hiện chúng đã có mùi, cần phải dứt khoát vứt bỏ, tránh rước họa vào thân.

Những người sau tuyệt đối không nên ăn mộc nhĩ:

Phụ nữ mang thai: Tuy có tác dụng bồi bổ tỳ, nhưng mộc nhĩ lại kèm theo tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, người mang thai không nên ăn.

Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Người có có địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ...

Hạnh Vũ (t/h)

Thu Hường

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/che-bien-moc-nhi-theo-cach-nay-ba-noi-tro-dang-ruoc-hoa-vao-nguoi-d147245.html