Chạy đua với 'Аvangard' Putin: Lockheed Martin-từ nói đến làm

Xin giới thiệu bài viết mới nhất của chuyên gia quân sự, kỹ sư Vladimir Tuchkov với tiêu đề trên. Bài đăng trên 'Svobodnaia Pressa' ngày 01/02/2020.

Trên ảnh: Khối tác chiến có cánh "Avangard" đang bay (Ảnh: Cơ quan báo chí BQP LB Nga)

Trên ảnh: Khối tác chiến có cánh "Avangard" đang bay (Ảnh: Cơ quan báo chí BQP LB Nga)

Hãng thông tấn “Bloomberg” Mỹvừa mới đưa tin nóng về những thành công thực sự của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh (xin vẫn sử dụng thuật ngữ “vũ khí siêu thanh” tức vũ khí có tốc đố độ >5M-ND). Ông Mike White, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ chuyên phụ trách mảng Công nghệ siêu thanh (Hypersonic) vừa tuyên bố là trong năm nay Mỹ sẽ tiến hành ít nhất 4 lần thử nghiệm nguyên mẫu các tên lửa siêu thanh được chế tạo theo các trường phái kỹ thuật khác nhau.

Theo dự kiến, những nguyên mẫu của vũ khí thực sẽ đạt tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, có nghĩa là có tốc độ ở ngưỡng sàn trong dải tốc độ siêu thanh (tức tốc độ siêu thanh thấp nhất-ND).

Mỹ đang quyết chí đuổi kịp Nga và Trung Quốc vì hai quốc gia này đã bỏ xa Mỹ trong phân khúc các phương tiện kỹ thuật quân sự tốc độ siêu thanh. Có thể dễ dàng nhận thấy “quyết tâm” này nếu tính tới khoản ngân sách bổ sung ngoài kế hoạch cực kỳ lớn cho nội dung này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Espermới tuyên bố rằng - vào năm 2020 Lầu Năm Góc sẽ chi thêm cho các chương trình chế tạo vũ khí siêu thanh thêm 5 tỷ USD nữa ngoài kế hoạch ngân sách 5 năm đã được phê duyệt trước đó.

Và ngài ark Esper đã giải thích về sự hào phóng bất thường này như sau: “công nghệ siêu thanh là nhân tố then chốt quyết định cho “một cuộc đối đầu vĩ đại” (giữa Mỹ) với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nhấn mạnh: “Chúng tôi (Mỹ) đã tăng rất đáng kể số lần thử nghiệm bay và thử nghiệm trên mặt đất để đẩy nhanh tiến trình chế tạo các loại vũ khí siêu thanh các kiểu khác nhau để đạt mục tiêu là bàn giao những kiểu vũ khí này cho Các Lực lượng Vũ trang Mỹ sớm hơn vài năm so với các kế hoạch trước đây”.

Quan điểm trên của người đứng đầu Lầu Năm Góc đã được Cục trưởng Cục Nghiên cứu và Thiết kế Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Lewisnhắc lại trong một tuyên bố gần đây nhất của ông (nguyên văn):“Chúng ta (Mỹ) cần phải bay (thử nghiệm bay) thường xuyên hơn.

Cùng với đó, cũng cần phải luôn sẵn sàng chấp nhận một thực tế là trong quá trình thử nghiệm có thể có những trục trặc kỹ thuật khó tránh khỏi. Thất bại- đó là một kinh nghiệm bổ ích, nhờ nó (thất bại) mà chúng ta sẽ học được cách tránh lặp lại sai lầm và sẽ vững bước tiến về phía trước”.

Có thể nói rằng việcchế tạo vũ khí siêu thanh tại Hoa Kỳ đã trở thành một dự án mang tầm quốc gia, với sự tham gia của hàng chục công ty quy mô lớn nhỏ khác nhau- những công ty này hợp tác với nhau tạo thành một mạng kết nối- từ “Boeing”, “Lockheed Martin”, Raytheon, DARPA (Cục các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến) của Lầu Năm Góc cho đến tận các nhà chuyên sản xuất thiết bị kiểu như bàn thử nghiệm.

Ngay cả giới sinh viên cũng được huy động tham gia vào “sự nghiệp chung”. Chính quyền Mỹ mới cho thành lập một tập đoàn được Lầu Năm Góc cung cấp kinh phí hoạt động- trong giai đoạn đầu này đã có các thành viênlà bốn trường đại học lớn: Đại học Tổng hợp Notre Dame, Đại học Tổng hợp Purdue, Đại học Tổng hợp Texas A & M, Đại học Tổng hợp Minnesota. Trong năm 2020 này, tập đoàn được phân bổ khoản kinh phí hoạt động đầu tiên tới 100 triệu đô la.

Hãng "Bloomberg" cũng dẫn tiếp lời của ông Mike White rằng năm 2020 sẽ là một năm bước ngoặt trong chương trình phát triển vũ khí siêu thanh.

Nếu như trước đó, các công việc không vượt ra khỏi khuôn khổ các dự án thiết kế và thử nghiệm trên mặt đất các thành tố cấu thành, thì từ giờ trở đi sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm bay những nguyên mẫu dự định sẽ trang bị ho các quân chủng khác nhau thuộc Các Lực lượng Vũ trang Mỹ, cụ thể - cho Lục quân Mỹ (Bộ binh), Không quân và Hải quân. Các nhà tổng thầu trên tất cả các hướng nghiên cứu thiết kế này là “Lockheed Martin” và “Raytheon”.

Phải nói rằng các khoản chi tài chính cho các chương trình siêu thanh được tăng mạnh phần lớn là nhờ vào công lao hoạt động "khai sáng" của các quan chức cao cấp Lầu Năm Góc trong các hành lang của cơ quan lập pháp Mỹ. Cụ thể, năm 2018, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã rất “xúc động” trước bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Michael Griffinvới nội dung chính là nhận định chorằng số lần Trung Quốctiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh nhiều hơn Mỹ tới 20 lần.

Nhưng còn một nhận định khác còn gây ấn tượng mạnh hơn nữa cho các nghị sỹ Mỹ: Nga đã lắp các khối tác chiến hạt nhân siêu thanh cơ động (tức “Avangard”-ND) cho 19 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Thực ra thì Ngài Griffin đã nói hơi quá–Nga mới triển khai lắp các khối tác chiến siêu thanh cơ động “Avangard” cho các ICBM UR-100N (УР-100Н) vào năm ngoái (2019).

Mỹ tuy vẫn chưa có vũ khí siêu thanh, nhưng những bộ óc quân sự Mỹ siêu việt nhất đã nghĩ đến việc triển khai chúng ở đâu và sử dụng chúng để chống lại ai.

Bộ trưởng Bộ Lục quân Mỹ Ryan McCarthy tin chắc rằng vũ khí siêu thanh tầm xa phải được triển khai trong thành phần biên chế của Bộ Tư lệnh khu vực lãnh thổ Thái Bình Dương mới được thành lập với chức năng chủ yếu là: tiến hành các chiến dịch điện tử, các chiến dịch mạng, các chiến dịch thông tin và các chiến dịch tên lửa chống lại Trung Quốc. Tất cả đều đúng, bởi vì cứ theo học thuyết quân sự Mỹ thì cách phòng thủ hiệu quả nhất – đó là tấn công xâm lược.

Cần phải nói rằng ông Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy đang nói về một loại vũ khí rất cụ thể, được chế tạo trong khuôn khổ dự án LRHW (Vũ khí siêu thanh tầm xa - Long Range Hypersonic Weapon). Nó (LRHW) được chế tạo trước hết là để trang bị cho Lục quân, sau đó sẽ được cải tiến để trang bị cho Hải quân, và sau nữa- cho Không quân (Mỹ).

Về LRHW, có tương đối nhiều thông tin- vì Cục phát triển tăng tốc và các công nghệ quan trọng mới được thành lập của Mỹ vừa mới giới thiệu các sơ đồ về nó tại các hội nghị công khai cùng một số lời giải thích kèm theo.

Tổ hợp LRHW sẽ là một tổ hợp cơ động, lắp trên khung gầm bệ phóng của tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” đã cải tiến. Trên bệ phóng là hai container phóng - vận chuyển chứa tên lửa.Bêntrong container phóng- vậnchuyểnlàtên lửa tầm trung nhiên liệu rắn - AUR (All-Up-Round). Tên lửa được lắp khối tác chiến bay siêu thanh không động cơ C-HGB (Common Hypersonic Glide Body).

Sau khi được phóng, tên lửa mang glider (khối tác chiến không động cơ) tăng tốc lên khoảng 8 M, và sau khi khối tác chiến tách khỏi tên lửa, nó (khối tác chiến) bắt đầu tự bay- khi bay có thể cơ động hoặc phanh giảm tốc độ trong bầu khí quyển. Tuy nhiên, trong pha cuối của chuyến bay, C-HGB cần phải duy trì được tốc độ siêu thanh, tuy có thấp hơn tốc độ ban đầu một chút.

Các tính năng kỹ- chiến thuật chi tiết của LRHW không được tiết lộ. Nhưng theo một số đánh giá khác nhau thì tốc độ của khối tác chiến có thể đạt 8-10 M, và tầm bay vào khoảng 4.000 -5.000 km.

Theo các kế hoạch của Lục quân Mỹ, các thử nghiệm bay LRHW sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2021. Và kết thúc thử nghiệm- vào đầu năm 2023. Sau đó, sẽ thành lập đại đội LRHW đầu tiên với biên chế 4 tổ hợp phóng với 8 tên lửa.

Như chúng ta thấy, cứ theo trên giấy thì mọi thứ gần như đã sẵn sàng. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng trùng với lý thuyết. Vấn đề là ở chỗ người Mỹ đã từng thử nghiệm một loại vũ khí tương tự - AHW (Advanced Hypersonic Weapon ). Đã phóng thử hai lần- trong các năm 2011 và 2014.

Lần thử nghiệm đầu tiên đã thành công một phần,- khối tác chiến đạt tốc độ bay 8 M và bay được 3.700 km. Tuy nhiên, lần thử nghiệm này chỉ kiểm tra khả năng giữ ổn định khi bay- chứ không kiểm tra được khả năng cơ động và khả năng được dẫn đường đến mục tiêu. Lần thử nghiệm thứ hai đã thất bại, khối tác chiến “bay sai đường” và buộc phải cho lệnh tự hủy trên không. Sau đó, chương trình AHW đã bị hủy bỏ.

Hiện Không quân Mỹ đang tự thực hiện chương trình chế tạo vũ khí siêu thanh. Thêm nữa, vũ khí siêu thanh với tốc độ không tưởng. Công tác thiết kế tên lửa aeroballistic (tên lửa đạn đạo phóng từ trên không) theo chương trình AGM-183A đã bắt đầu vào mùa thu năm 2018, và theo kế hoạch thì sẽ “ca khúc khải hoàn’ vào cuối năm 2021.

Cho dù đến thời điểm hiện tại, máy bay ném bom chiến lược B-52 mới chỉ xuất kích đúng một lần theo chương trình, nhưng không phải là đưa tên lửa (AGM-183A) thật lên phóng thử nghiệm trên không,mà chỉ mới là đưa maket của nó để kiểm tra các tính năng khí động học khi đang bay ở tốc độ cận âm.

Về mắt ý tưởng, tên lửa AGM-183A cũng tương tự như LRHW –đó sẽ là một tên lửa nhiên liệu rắn tăng tốc đưa khối tác chiến TBG (Strateg Boost Glide) lên tốc độ siêu thanh (lần này lên tới 20 M), sau đó thì TBG tách ra khỏi tên lửa, vừa cơ động, vừa lao tới mục tiêu. Về tầm bắn của AGM-183A- không vượt quá 1.000 km.

Hải quân Mỹ cũng đang hiện thực hóa một chương trình hải quân riêng – đó là CPS (Conventional Prompt Strike). Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này cũng như vậy- tên lửa tăng tốc đâỷkhối tác chiến đạt đến tốc độ siêu thanh và khôi tác chiến sau đóvừa cơ động khi bay vừa lao tới mục tiêu.

Dự kiến Hải quân Mỹ sẽ trang bị một phần kiểu tên lửa này không chỉ cho các tàu ngầm đa năng lớp “Virginia”, mà còn cả cho các tàu ngầm chiến lược lớp “Ohio”. Và do việc phóng tên lửa từ tàu ngầm đang lặn- đólà một nhiệm vụ kỹ thuật rất phức tạp, nên dự kiến chương trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2024.

Những kế hoạch siêu lạc quan này (của Mỹ) liệu có hiện thực hóa được hay không ? Thời gian sẽ trả lời.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chay-dua-voi-vangard-putin-lockheed-martin-tu-noi-den-lam-3396155/