Châu Âu phản công big tech của Mỹ

EU phát triển một học thuyết công nghệ riêng nhằm đảm bảo rằng cá nhân quyền kiểm soát thông tin của họ và lợi nhuận từ những thông tin này.

Châu Âu đang phát triển học thuyết mới về kiểm soát thông tin

"Ngày khai sinh một thế giới mới đang trong tầm tay". Kể từ khi Thomas Paine viết dòng này vào năm 1776, nước Mỹ đã tự coi mình là vùng đất của cái mới - và châu Âu như một lục địa bị mắc kẹt trong quá khứ.

Mỹ là nơi có 15 trong số 20 công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới; châu Âu chỉ có một. Thung lũng Silicon là nơi những ý tưởng mới gặp những dòng tiền thông minh nhất thế giới.

Nhưng các ông trùm công nghệ Mỹ đang đối mặt với cuộc phản công lớn, đặc biệt từ châu Âu. Tuần này, Google đã bị phạt 1,7 tỉ USD vì bóp nghẹt cạnh tranh trên thị trường quảng cáo. Châu Âu có thể sớm thông qua luật bản quyền kỹ thuật số mới. Spotify đã phàn nàn với Liên minh châu Âu (EU) về việc lạm dụng chống độc quyền của Apple.

Theo The Economist, EU tiên phong phát triển một học thuyết công nghệ riêng biệt nhằm đảm bảo rằng cá nhân có quyền kiểm soát thông tin và lợi nhuận từ những thông tin đó, đồng thời trao quyền cạnh tranh nhiều hơn cho các công ty công nghệ.

Nếu học thuyết hoạt động, nó sẽ mang lại lợi ích cho hàng triệu người dùng, thúc đẩy nền kinh tế và hạn chế những gã khổng lồ công nghệ đã thu thập được sức mạnh dữ liệu to lớn mà không có trách nhiệm tương xứng với cộng đồng.

Trước đây, châu Âu đã từng có những cuộc tấn công chống chống độc quyền với các công ty công nghệ, ví dụ như: IBM vào những năm 1960 và Microsoft vào những năm 1990. Nhưng những người khổng lồ công nghệ ngày nay không những bị cáo buộc bóp nghẹt cạnh tranh, mà còn vì những tội lỗi tồi tệ hơn, như gây mất ổn định nền dân chủ (thông tin sai lệch) và lạm dụng quyền cá nhân (xâm phạm quyền riêng tư).

Trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu thông tin đang bùng nổ, làm cho dữ liệu trở thành một nguồn tài nguyên mới và có giá trị. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng đặt ra là: Ai kiểm soát dữ liệu? Nên phân chia lợi nhuận như thế nào? Điều duy nhất mà hầu hết mọi người đều đồng ý là người quyết định không thể là Mark Zuckerberg, ông chủ đầy tai tiếng của Facebook.

Trên thực tế, châu Âu có tầm ảnh hưởng và những ý tưởng mới. Năm gã khổng lồ công nghệ lớn gồm Alphabet, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft, có một phần tư doanh số tại thị trường này. Với vị thế là khối kinh tế lớn nhất thế giới, các tiêu chuẩn của EU thường được thế giới mới nổi sao chép.

Châu Âu rất cảnh giác về quyền riêng tư. Các cơ quan quản lý ít vận động hành lang hơn so với Mỹ và tòa án có một cái nhìn cập nhật hơn về nền kinh tế. Việc thiếu các công ty công nghệ giúp châu Âu giúp có lập trường khách quan hơn.

Châu Âu sẽ làm gì?

Một phần quan trọng trong cách tiếp cận của châu Âu là quyết định phải làm gì. Châu Âu đã lựa chọn 2 cách tiếp cận, một là từ văn hóa của các thành viên, dù có những khác biệt, nhưng đều có xu hướng bảo vệ quyền riêng tư. Hai là sử dụng quyền lực pháp lý để thúc đẩy cạnh tranh. Điều đầu tiên dẫn đến sự khẳng định rằng bạn có chủ quyền đối với dữ liệu về bạn: bạn có quyền truy cập chúng, sửa đổi chúng và xác định ai có thể sử dụng chúng. Đây là bản chất của Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), có nguyên tắc đã được nhiều quốc gia trên thế giới sao chép.

Bước tiếp theo là cho phép khả năng tương tác giữa các dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp. (Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể chuyển tất cả bạn bè và bài đăng của mình sang Acebook, một công ty có tiêu chuẩn bảo mật cao hơn Facebook và giúp bạn cắt giảm doanh thu quảng cáo.) Một hình mẫu là một cơ chế ở Anh có tên là Open Banking, cho phép khách hàng của các ngân hàng chia sẻ dữ liệu của họ về thói quen chi tiêu, thanh toán thường xuyên và như vậy với các nhà cung cấp khác. Một báo cáo mới cho chính phủ Anh nói rằng các công ty công nghệ phải mở ra theo cách tương tự.

Nguyên tắc thứ hai của châu Âu là các công ty không thể đóng cửa cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là đối xử bình đẳng cho các đối thủ sử dụng nền tảng của họ. Eu đã chặn việc Google cạnh tranh không lành mạnh với các trang web mua sắm xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hoặc với các trình duyệt đối thủ sử dụng hệ điều hành Android. Một đề xuất của Đức nói rằng một công ty thống trị phải chia sẻ dữ liệu số lượng lớn, đã được ẩn danh với các đối thủ cạnh tranh, để nền kinh tế có thể hoạt động hoàn hảo thay vì bị thống trị bởi một vài gã khổng lồ dữ liệu.

Đức đã thay đổi luật pháp để ngăn chặn những gã khổng lồ công nghệ mua lại điểm số của các công ty khởi nghiệp, mà một ngày nào đó có thể gây ra mối đe dọa.

Cách tiếp cận của châu Âu đưa ra một tầm nhìn mới, trong đó người tiêu dùng kiểm soát quyền riêng tư của họ và cách dữ liệu của họ được sử dụng để kiếm tiền như thế nào. Khả năng chuyển đổi của họ tạo ra sự cạnh tranh, điều sẽ thúc đẩy sự lựa chọn và nâng cao các tiêu chuẩn. Kết quả là nó sẽ tạo ra một nền kinh tế trong đó người tiêu dùng là vua và thông tin và quyền lực được phân tán. Điều này sẽ ít có lợi hơn cho các đại gia công nghệ. Họ sẽ phải phân phối một phần lợi nhuận của họ (năm công ty công nghệ lớn nhất kiếm được 150 tỉ USD trong năm ngoái) cho người dùng của họ, hay là đầu tư nhiều hơn hoặc là bị giảm thị phần.

Cách tiếp cận của châu Âu cũng có rủi ro. Các công ty có thể khó đạt được khả năng tương tác thực sự. Rủi ro lớn khác là cách tiếp cận của châu Âu không được áp dụng ở nơi khác và lục địa này trở thành một ốc đảo, bị cách ly khỏi dòng chảy công nghệ thế giới.

Nhưng có những dấu hiệu cho thấy nước Mỹ đang chuyển hướng sang những cách tiếp cận giống châu Âu hơn về công nghệ: California đã áp dụng luật tương tự như GDPR. Châu Âu đang hướng tới việc phá vỡ câu đố công nghệ lớn theo cách trao quyền cho người tiêu dùng, chứ không phải độc quyền nhà nước hay bí mật. Nếu nó tìm thấy câu trả lời, người Mỹ không nên ngần ngại sao chép.

Trần Thanh

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/biz-tech/chau-au-phan-cong-big-tech-cua-my-3328488/