Châu Âu 'e ngại' bước ngoặt chuyển mình nếu Tổng thống Trump tái đắc cử

Thời báo New York Times dẫn tin, các thay đổi có thể tiếp tục xảy ra nếu Tổng thống Trump tái đắc cử.

Tổng thống Trump liệu có thể tái đăc cử?

Theo thời báo New York Times, giới ngoại giao đã cân nhắc vấn đề tập trung cần thảo luận tại Hội nghị an ninh toàn cầu Munich trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, các cân nhắc về liệu Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử vào tháng 11 hay không có thể là chủ đề đang suy nghĩ.

Ảnh minh họa. Nguồn:The New York Times

Ảnh minh họa. Nguồn:The New York Times

Thời báo New York Times cho rằng, điều đó là đúng hay sai khi thảo luận giữa các nhà ngoại giao và các nhà phân tích châu Âu rằng Tổng thống Trump liệu có tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai hay không bởi đánh giá rằng đây là một phần trọng tâm cho bước ngoặt thay đổi các vấn đề toàn cầu mà châu Âu vẫn chưa chuẩn bị.

"Việc tái tranh cử của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ tiếp theo sẽ mang đến một thay đổi cơ bản. 8 năm trong nhiệm kỳ chính trị là một kỷ nguyên. Và điều này có ảnh hưởng đến nền dân chủ của Mỹ", ông François Heisbourg, một chuyên gia Pháp cho biết.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nói rằng châu Âu nên chấp thuận sự lãnh đạo của Mỹ và thực tế trong hội nghị lần này đã bắt gặp sự im lặng mà không hề thoải mái của châu Âu. Các đồng minh Mỹ từng ngụ ý rằng, họ không đảm bảo có thể phụ thuộc vào Mỹ hay không nếu Tổng thống Trump tái đắc cử.

Hơn thế nữa, châu Âu bày tỏ sự căng thẳng thực sự bởi các khác biệt về chính sách đối với các vấn đề khác nhau như biến đổi khí hậu, vấn đề Iran, thương mại và cho phép công ty Trung Quốc – Huawei nhằm xây dựng mạng không dây tiếp thế hệ tiếp theo.

Nhiều người nghi ngờ rằng các khác biệt vẫn tiếp tục nếu ông Trump vẫn tiếp tục làm Tổng thống Mỹ.

Wolfgang Ischinger, giám đốc Hội nghị và là cựu đại sứ Đức tại Washington lưu ý, các căng thẳng của đồng minh châu Âu đối với Tổng thống Trump đặt ra các câu hỏi: "Tại sao chúng ta giống như đang sống ở hành tinh khác vậy?"

"Nhiệm kỳ thứ hai có thể khiến Tổng thống Trump sẽ rắn hơn trong việc đưa ra các quyết định bộc phát theo ý riêng trong các vấn đề toàn cầu", giới chuyên gia và phân tích đưa ra đánh giá.

Điều đó có thể bao gồm những gì mà một số người nghi ngờ liệu khả năng thực sự của việc Mỹ rút khỏi liên minh NATO – liên minh mà châu Âu luôn đánh giá cao trong nỗ lực gìn giữ hòa bình trong hơn 70 năm.

Châu Âu đang nhiều lo lắng

Theo giới chuyên gia, việc tin tưởng vào nước Mỹ có lẽ đang được đánh giá ở tỷ lệ thấp và việc tái đắc cử của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ mới có khi nào làm suy yếu đi liên minh theo hai cách như sau: Thứ nhất, ông không tin tưởng vào liên minh nhưng điều này vẫn được cho là khó đoán. Không ai đoán trước được Tổng thống Trump có đưa ra bất kỳ ý tưởng nào và việc ông sẽ thực hiện điều này hay không lại là chuyện khác. Và chính sự không thể đoán trước được là điều khiến mọi người không thể tin tưởng vào thời điểm hiện tại.

Nhiều người dự đoán sụp đổ trong niềm tin vốn dĩ đã xói mòn với nước Mỹ sau nhiều diễn biến căng thẳng dưới chính quyền Tổng thống Trump gần đây.

"Việc tái đắc cử có thể mang lại kết quả nhiều thay đổi sâu sắc. Nếu Mỹ tiếp tục tín nhiệm Tổng thống Trump thì các thay đổi trong thời gian tới ắt hẳn sẽ xảy ra", một quan chức châu Âu cấp cao giấu tên cho biết.

Một nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump sẽ tiếp tục mọi thứ tương tự hoặc thậm chí có thể tồi tệ hơn", bà Amanda Sloat, cựu cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ tại Viện Brookings - Amanda Sloat cho biết.

Tổng thống Trump vừa đặt ra câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với NATO.

" Điều này đã giảm đi sự tin tưởng giữa các đồng minh. Điều đó có thể đảo ngược sau một nhiệm kỳ, tuy nhiên, 8 năm của Tổng thống Trump đang khiến cho Mỹ và châu Âu nhiều căng thẳng", bà Sloat nói.

"Châu Âu đã chứng kiến cuộc bầu cử của Tổng thống Trump giống như "một biên độ hẹp" nhưng có thể lại là một cú hích lớn. Nếu người Mỹ tiếp tục tín nhiệm ông thì đây sẽ là một quyết định chiến lược. Tuy nhiên, rất khó để biết được những gì châu Âu thực sự muốn làm về nó", ông Hamilton nói thêm.

Mặc dù các quan chức châu Âu nhìn chung đều đồng ý rằng thay đổi trong các vấn đề toàn cầu có thể làm tổn thương họ. Vậy châu Âu có thể phản ứng như thế nào lại là một vấn đề khác. Có một cuộc đàm phán về quyền tự chủ chiến lược của châu Âu và về sự cần thiết phải phát triển những gì mà người đứng đầu chính sách ngoại giao liên minh châu Âu – ông Josep Borrell Fontellers gọi là khao khát quyền lực.

"Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump sẽ kéo dài thêm 4 năm cho chính sách "America First" (Nước Mỹ trên hết). Châu Âu sẽ nhìn nhận nhiều hơn trước đó", ông Robin Niblett – giám đốc nhóm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Chatham House.

Tại Hội nghị Munich, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra các thách thức giống với Nga và Trung Quốc thông qua ống kính mà châu Âu cảm nhận mà không phải nhìn nhận vẫn đề xuyên Đại Tây Dương.

"Lớn mạnh trở lại. Điều này có thể ít nhiều làm tổn thương chúng ta", ông Steinmeier nhấn mạnh. Nhiều chuyên gia mong muốn châu Âu thúc đẩy việc đàm phán độc lập nhưng gặp vấn đề thay đổi an ninh đáng tin cậy và do đó, đến cuối cùng, họ sẽ phải tìm cách hòa hợp với Tổng thống Trump thay vì đối đầu.

"Nhiều đồn đoán nói rằng chúng ta phải làm nhiều hơn cho sự tự chủ chiến lược. Tuy nhiên, không có nhiều đồng thuận về lợi ích của chính họ. Châu Âu chỉ có thể cư xử vừa đủ để nói về Mỹ nhưng không đến mức đưa vấn đề trở nên quá nghiêm trọng", giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow - ông Dmitri Trenin nói đồng thời cho rằng việc tái đắc cử của Tổng thống Trump sẽ tăng cường và củng cố định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/chau-au-e-ngai-buoc-ngoat-chuyen-minh-neu-tong-thong-trump-tai-dac-cu-20200219113503218.htm