Châu Á sẽ đối diện với khủng hoảng thiếu thực phẩm trong thập kỷ tới?

Theo Asia Food Challenge, chi tiêu vào thực phẩm sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 4 nghìn tỷ USD vào năm 2019 lên hơn 8 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Ảnh: GettyImages

Châu Á không đủ khả năng tự cung cấp lương thực cho mình và sẽ cần phải đầu tư thêm khoảng 800 tỷ USD trong vòng 10 năm tới nhằm sản xuất thêm thực phẩm để đáp ứng cho nhu cầu của khu vực, theo một báo cáo mới nhất công bố bởi Asia Food Challenge được công bố vào tuần trước.

Theo Asia Food Challenge, chi tiêu vào thực phẩm sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 4 nghìn tỷ USD vào năm 2019 lên hơn 8 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh: “Nếu các khoản đầu tư trên cuối cùng không trở thành hiện thực, chúng tôi tin rằng ngành sẽ chật vật trong việc đáp ứng đủ nhu cầu, kết quả người châu Á sẽ chẳng có đủ thực phẩm mà ăn”.

Tác giả của báo cáo đã viết nên những nhận định trên dựa trên số liệu được thu thâp bởi công ty kiểm soát quốc tế PwC, Rabobank và tập đoàn đầu tư nhà nước Temasek.

Báo cáo nhấn mạnh: “Châu Á hiện đang không có đủ thực phẩm cho chính họ, châu Á phụ thuộc vào nguồn thực phẩm nhập khẩu từ chuỗi cung ứng từ châu Mỹ, châu Âu và châu Phi”.

Từ năm 2018, Liên hợp quốc từng đưa ra thông tin tương tự: “Nhìn chung, các nước châu Mỹ - Latinh, Đông Phi và Nam Á đang xuất khẩu ròng thực phẩm trong khi đó phần lớn các nước châu Á và châu Phi nhập khẩu ròng thực phẩm”.

Điều đó đồng nghĩa với châu Á phụ thuộc vào nhiều nước khác nhằm đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm của mình.

Chuyên gia Richard Skinner thuộc PwC nói: “Thực phẩm luôn là một đề tài nhạy cảm, nhiều cuộc chiến và nhiều cuộc xung đột trong lịch sử đã xảy ra cũng do nguyên nhân từ nguồn thực phẩm và rồi điều đó sẽ vẫn tiếp diễn. Chúng ta quá phụ thuộc vào các khu vực khác để có công nghệ và thực phẩm. Và nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề, vấn đề sẽ chỉ ngày một tồi tệ hơn”.

Biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số sẽ chỉ khiến cho vấn đề thiếu thực phẩm tại châu Á trở nên ngày một tồi tệ hơn, nó gây ra nhiều vấn đề về nguồn cung và biến động giá cả. Thời tiết khắc nghiệt sẽ có thể làm giảm năng suất cây trồng và thay đổi cấu trúc trồng trọ. Lượng đất canh tác cho mỗi người tại châu Á dự kiến giảm khoảng 5% vào năm 2030.

Tổng thống Mỹ chính thức ký thông qua dự luật ủng hộ Hồng Kông

Chủ tịch Trung Quốc nói Trung Quốc cần thỏa thuận thương mại nhưng không ngại trả đũa

Thế giới 24h: Mỹ-Trung căng thẳng ngoại giao vì Dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối mạnh mẽ dự luật ủng hộ Hồng Kông của Mỹ

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/chau-a-se-doi-dien-voi-khung-hoang-thieu-thuc-pham-trong-thap-ky-toi-3528725.html