Chất vấn và trả lời chất vấn: Đại biểu Quốc hội 'chấm điểm' các Bộ trưởng

Các đại biểu nhận định, phương pháp chất vấn lần này là điểm sáng trong chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội. Quốc hội không áp đặt, không gò ép rằng chỉ được chất vấn về chủ đề này hay nội dung kia mà để cho các đại biểu trên cơ sở ý kiến của các cử tri thì đưa ra những các câu hỏi chất vấn sát với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, quyền lợi của cử tri...

Các đại biểu nhận định, phương pháp chất vấn lần này là điểm sáng trong chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội - Ảnh: Nam Nguyễn

ĐB Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM):

Với cách thay đổi phương pháp chất vấn như lần này, tôi thấy nhiều đại biểu có thời gian để hỏi hơn và nội dung câu hỏi cũng đi sâu vào các vấn đề, nhiều sự việc cụ thể hơn.

Với cách thay đổi phương pháp chất vấn như lần này, tôi thấy nhiều đại biểu có thời gian để hỏi hơn và nội dung câu hỏi cũng đi sâu vào các vấn đề, nhiều sự việc cụ thể hơn.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan

Tuy nhiên, tôi cho rằng, cần tăng thêm thời gian trả lời cho các bộ trưởng, trưởng ngành. Ngoài ra, cần nhóm các vấn đề lại. Ví như về kinh tế thì sẽ chất vấn trong một buổi, về y tế chất vấn trong một buổi… Các đại biểu quan tâm đến lĩnh vực nào thì đặt câu hỏi và bộ trưởng phụ trách lĩnh vực đó sẽ trả lời trong một buổi cụ thể. Tôi cho rằng, thay đổi cách làm như vậy sẽ dễ theo dõi vấn đề hơn.

Tuy vậy, càng ngày không khí chất vấn tại hội trường càng nóng lên và các đại biểu cũng phát huy được quyền của mình. Các đại biểu cũng không ngại đặt câu hỏi. Trường hợp các tư lệnh ngành giải thích chưa thỏa đáng thì đại biểu hỏi tiếp. Cứ như vậy, từ nay về sau các đại biểu sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa thời gian và công sức để có thể nắm vững công việc của ngành mình…

ĐB Nguyễn Văn Chiến (đoàn Hà Nội):

Tôi thấy rằng, tại kỳ chất vấn này, các đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, trọng tâm và nội dung câu hỏi rất phong phú. Các Bộ trưởng trả lời trúng vấn đề, đạt yêu cầu của các đại biểu, cử tri. Có những vấn đề nhiều kỳ họp đặt ra cũng được các đại biểu nêu và giám sát đến cùng như vấn đề về ô nhiễm môi trường, ví như việc các dòng sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có lời hứa trước đây và kết quả cho đến kỳ họp này.

Phương pháp chất vấn lần này là phương thức đổi mới, là điểm sáng trong chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội.

ĐB Nguyễn Văn Chiến (đoàn Hà Nội):

Tại kỳ chất vấn này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trả lời về vấn đề này với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình trên tinh thần cầu thị.

Theo tôi, phương pháp chất vấn lần này là phương thức đổi mới, là điểm sáng trong chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội. Quốc hội không áp đặt, không gò ép rằng chỉ được chất vấn về chủ đề này hay nội dung kia mà để cho các đại biểu trên cơ sở ý kiến của các cử tri thì đưa ra những các câu hỏi chất vấn sát với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, quyền lợi của cử tri...

Những gì mà các bộ trưởng chưa làm được, chưa có giải pháp hoặc dư luận vẫn còn bức xúc thì các bộ trưởng, ngoài việc chỉ ra các giải pháp cố gắng thực hiện thì bên cạnh đó cũng đã nhận trách nhiệm và có quyết tâm để sửa những vấn đề còn tồn tại, nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình đối với các yêu cầu đại biểu, cử tri đặt ra.

ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa):

Kỳ chất vấn lần này đã tạo ra cơ hội trao đổi, tranh luận và đi đến cùng những vấn đề được đặt ra.

ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa):

Kể cả người hỏi và người trả lời câu hỏi đều hết sức thận trọng và có trách nhiệm. Nếu bộ trưởng nào không có trách nhiệm thì cử tri cả nước và công luận sẽ thấy điều đó và nhận định rằng bộ trưởng đó không làm tròn bổn phận.

Tôi cho rằng, tại kỳ chất vấn này đa số các trưởng ngành, bộ trưởng đều trả lời tốt. Ví như: Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Minh Trí và một số bộ trưởng khác như Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Công Thương…

Hà Giang

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/chat-van-va-tra-loi-chat-van-dai-bieu-quoc-hoi-cham-diem-bo-truong-20181101160516025.htm