Chất dẫn truyền thần kinh glutamate có liên quan đến chứng rối loạn lo âu và trầm cảm

Qua nghiên cứu và thử nghiệm trên khỉ, các nhà khoa học khẳng định mức độ lo lắng sâu sắc tương quan với nồng độ glutamate ở phần trước bên phải của hồi hải mã.

Theo The Journal of Neuroscience, lúc ban đầu, cảm giác lo lắng là một cơ chế bảo vệ mang tính tiến hóa. Mặc dù lo lắng là một phản ứng tự nhiên, nhưng nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát đối với một số người. Thay vì là một lực lượng bảo vệ giúp chúng ta cải thiện cuộc sống hàng ngày, nó trở thành gánh nặng ảnh hưởng đến hạnh phúc. Hơn nữa, lo lắng thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Ngoài sức khỏe tâm thần, lo lắng cũng có thể có tác động thể chất. Các tác giả của công trình nghiên cứu mới khẳng định rằng mức độ lo lắng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Rối loạn lo âu cũng phổ biến như trầm cảm - Ảnh minh họa

Rối loạn lo âu cũng phổ biến như trầm cảm - Ảnh minh họa

Theo thống kê ở Mỹ, cứ 5 người trưởng thành thì 1 người bị rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu cũng phổ biến như trầm cảm, nhưng cho đến gần đây, chúng nhận được ít sự quan tâm hơn.

Glutamate là một axit amin và chất dẫn truyền thần kinh kích thích chính trong não. Hoạt tính của hợp chất này giảm đi thì mức độ lo lắng tăng lên. Nồng độ glutamate trong hồi hải mã (khu vực não liên quan đến sự điều tiết cảm xúc và trí nhớ) là rất quan trọng. Đồng thời, có 2 vùng trong vỏ não trước trán được gọi là vùng 25 và vùng 32. Chúng thay đổi mức độ lo lắng bằng cách phối hợp hoạt động cùng với hồi hải mã (hippocampus) một phần của não trước, một cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương.

Các nhà khoa học đã xác định được rằng mức độ lo lắng sâu sắc tương quan với nồng độ glutamate ở phần trước bên phải của hồi hải mã.

Trong khuôn khổ của công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm nâng độ glutamate trong não của những con khỉ có tâm trạng lo lắng lên mức bình thường. Điều này cho phép để giảm mức độ lo lắng của chúng. Tuy nhiên, khi khu vực 25 không tham gia, tác dụng tích cực của glutamate đã không xuất hiện. Việc phong tỏa khu vực 32 lại không tạo ra sự khác biệt.

Phát hiện này của các nhà khoa học sẽ giúp phát triển các phương pháp mới trong điều trị chứng rối loạn lo âu và trầm cảm.

Video: Sai lầm khi nấu ăn ngày Tết

/**/

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/chat-dan-truyen-than-kinh-glutamate-co-lien-quan-den-chung-roi-loan-lo-au-va-tram-cam-d140114.html