Chạnh lòng khi Thổ chốt Su-35 nhưng lại chỉ là giải pháp tình thế

'Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tính đến phương án mua tiêm kích Su-35 làm giải pháp thay thế trong trường hợp Mỹ chính thức từ chối chuyển giao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Ankara', Tổng thống Erdogan tuyên bố.

Lời tuyên bố trên của người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, dành cho loại chiến đấu cơ mạnh nhất hiện nay đang có trong biên chế của Nga không khỏi khiến một số người chạnh lòng.

 Thực tế Su-35 đang là chiến đấu cơ mạnh nhất đang hoạt động trong không quân Nga. Dòng chiến đấu cơ này hiện là xương sống của lực lượng này trước khi Su-57 hoàn thiện.

Thực tế Su-35 đang là chiến đấu cơ mạnh nhất đang hoạt động trong không quân Nga. Dòng chiến đấu cơ này hiện là xương sống của lực lượng này trước khi Su-57 hoàn thiện.

Một số nhà quan sát cho rằng, Su-35 sẽ đóng vai trò chiến đấu cơ chủ lực của Nga ít là trong khoảng hơn thập niên nữa. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Su-57 liên tục lỗi hẹn vào biên chế.

Tuy không thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, nhưng một số nhà phân tích cho rằng, Su-35 là dòng tiêm kích thế hệ 4,5, sức mạnh của chúng không thua kém quá nhiều so với Su-57.

Thậm chí một số nhà phân tích của Nga còn tự tin tuyên bố Su-35 đủ sức đối đầu với dòng chiến đấu cơ mạnh nhất của Mỹ là F-22 và F-35.

Sự mạnh mẽ đến từ hệ thống điện tử, khả năng trang bị vũ khí đa dạng cùng tính năng cơ động mạnh mẽ.

Đồ họa miêu tả buồng lái Su-35 với các bảng điều khiển tối tân. Đây cũng là dòng chiến đấu cơ được trang bị radar mảng pha chủ động.

Động cơ Lyulka AL-35F có lực đẩy thường 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) mỗi chiếc, và khi đốt nhiên liệu phụ trội lực đẩy tăng lên 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc, giúp cho Su-35 có độ cơ động mạnh nhất thế giới hiện nay.

Động cơ này cũng được thiết kế hướng phụt 3D giúp cho Su-35 đứng đầu trong những máy bay có độ cơ động tốt nhất thế giới.

Su-35 có tốc độ tối đa 2.390 km/h, trần hoạt động 18.000 m, trang bị pháo GSh-301 30 mm, 12 mấu cứng có thể gắn tên lửa hoặc bom.

Về hệ thống radar điều khiển hỏa lực, Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động IRBIS-E (PESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km.

Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Radar IRBIS-E (PESA) là công nghệ đỉnh cao trên thế giới. Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, Su-35 có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.

Su-35 đã được mang sang Syria thực chiến lần đầu tiên vào năm 2015 và chúng tiếp tục chiến đấu cho tới tận hôm nay.

Nhiều lần Nga tung những hình ảnh phô diễn khả năng tấn công của Su-35 khi tung các đòn hủy diệt vào phiến quân Syria.

Tuy vậy một số ý kiến chuyên gia lại cho rằng dù thực chiến tại Syria, nhưng Su-35 vẫn chưa chứng tỏ được là tiêm kích mạnh mẽ đủ sức đối đầu với F-22 và F-35.

Còn trong thực tế tại chiến trường Syria, chiếc Su-35S chỉ được nga sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ oanh kích các mục tiêu mặt đất của phiến quân nổi dậy.

Tuy rằng Su-35S làm tốt chức năng cường kích nhưng thực chất nó cũng chưa thể hiện được gì nhiều trước lực lượng phiến quân trang bị quá đơn sơ, gần như hoàn toàn không có các hệ thống tên lửa phòng không uy lực.

Trong khi đó chức năng chính của Su-35S là tiêm kích chiếm ưu thế trên không thì nó hoàn toàn chưa có cơ hội thể hiện các thông số kỹ chiến thuật ưu việt của mình.

Nga từng điều động Su-35S làm nhiệm vụ hộ tống các biên đội Su-24M2 và Su-34 đi đánh phá các mục tiêu phiến quân nhằm đề phòng lại xảy ra trường hợp tương tự vụ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 hồi năm 2015.

Nhưng thực tế trong suốt quá trình hoạt động không ghi nhận được bất cứ một lần giao chiến hay mối đe dọa đủ lớn với Su-35S buộc nó phải thể hiện tính năng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chiếc chiến đấu cơ tiên tiến trên hoàn toàn chưa được kiểm nghiệm vai trò chiếm ưu thế trên không trước các loại tiêm kích đối phương.

Trong khi đó F-35 lại thể hiện khá tốt vai trò của mình khi nhiều lần "ra vào" Syria, thậm chí có nguồn tin cho rằng chúng còn xâm nhập cả không phận Iran mà không bị phát hiện.

Giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, hiện nay Mỹ chỉ tạm thời đóng băng việc chuyển giao F-35 do nước này thực hiện thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 với Nga.

Để đáp trả, Ankara đã tính đến phương án mua tiêm kích Su-57 do Nga sản xuất. Tuy nhiên, điều này bất khả thi vì cho đến hiện tại loại chiến đấu cơ tối tân của Nga chưa hoàn thiện.

Mua chiến đấu cơ J-31 Trung Quốc lại càng không được bởi chúng thậm chí còn thua xa cả Su-57 thời điểm hiện tại. Động cơ J-31 xịt khói đen khi bay được coi là nỗi xấu hổ của dòng chiến đấu cơ này.

Chính vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn nhắm tới Su-35, nhưng dường như Ankara vẫn tỏ ra tiếc nuối khi "vuột mất" F-35.

Chính vì vậy Tổng thống Recep Tayyip Erdogan mới cho rằng dù mua được Su-35 nhưng đó chỉ lại là giải pháp tình thế mà thôi.

Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/chanh-long-khi-tho-chot-su-35-nhung-lai-chi-la-giai-phap-tinh-the/20190820023116362