Chánh án Nguyễn Hòa Bình: 'Có nơi biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ'

'Việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn. Có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...'

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết điều này khi báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

TAND tối cao đã chỉ đạo Tòa án các cấp khẩn trương quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các nội dung liên quan tới công tác Tòa án ngay sau khi các Nghị quyết được ban hành. Về cơ bản, các Tòa án đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra; một số lĩnh vực công tác mặc dù chưa đạt được 100% theo yêu cầu nhưng tiếp tục có nhiều tiến bộ.

Áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Liên quan đến thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, tính từ ngày 01/6/2019 đến ngày 30/6/2020, các Tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 35 vụ với 138 bị cáo; đã xét xử 19 vụ với 67 bị cáo phạm các tội vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình

Các Tòa án đã chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm sớm đưa vụ án ra xét xử; trong thời gian qua, không có vụ án nào để quá hạn luật định. Các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.

Tuy vậy, ông Nguyễn Hòa Bình cũng thẳng thắng chỉ ra tồn tại, hạn chế như việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn những người phạm tội khác; có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...

Giải quyết dứt điểm 12 trường hợp bồi thường, ban hành 37 án lệ

Đề cập việc thực hiện tốt việc bảo đảm tranh tụng, chống oan, sai trong xét xử, Chánh án TAND tối cao cho biết, từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/6/2020, các Tòa án đã thụ lý 17 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án; đã giải quyết dứt điểm 12 trường hợp. Các Tòa án cũng đã thụ lý 70 vụ án dân sự mà người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường; đã giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật 54 vụ, còn lại 16 vụ đang xem xét, giải quyết.

Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn thiện quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ theo thủ tục đơn giản hơn. Tính đến ngày 30/6/2020, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành được 37 án lệ.

Công tác xét xử các vụ án hình sự đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội. Đã đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ án lớn như: vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như...

“Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước; đồng thời, chú ý áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của các đối tượng phạm tội nhằm tránh việc tẩu tán tài sản” – ông Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm.

Về thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Báo cáo của Chánh án TAND tối cao cho thấy, để kịp thời phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm nói chung, trong đó có loại tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.../.

Ngọc Thành/VOV.VN

Breadcrumb

Chính trị

Thứ tư, 15:44, 16/09/2020

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: "Có nơi biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ"

VOV.VN - “Việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn. Có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...”

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết điều này khi báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

TAND tối cao đã chỉ đạo Tòa án các cấp khẩn trương quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các nội dung liên quan tới công tác Tòa án ngay sau khi các Nghị quyết được ban hành. Về cơ bản, các Tòa án đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra; một số lĩnh vực công tác mặc dù chưa đạt được 100% theo yêu cầu nhưng tiếp tục có nhiều tiến bộ.

Áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Liên quan đến thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, tính từ ngày 01/6/2019 đến ngày 30/6/2020, các Tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 35 vụ với 138 bị cáo; đã xét xử 19 vụ với 67 bị cáo phạm các tội vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình

Các Tòa án đã chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm sớm đưa vụ án ra xét xử; trong thời gian qua, không có vụ án nào để quá hạn luật định. Các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.

Tuy vậy, ông Nguyễn Hòa Bình cũng thẳng thắng chỉ ra tồn tại, hạn chế như việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn những người phạm tội khác; có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...

Giải quyết dứt điểm 12 trường hợp bồi thường, ban hành 37 án lệ

Đề cập việc thực hiện tốt việc bảo đảm tranh tụng, chống oan, sai trong xét xử, Chánh án TAND tối cao cho biết, từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/6/2020, các Tòa án đã thụ lý 17 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án; đã giải quyết dứt điểm 12 trường hợp. Các Tòa án cũng đã thụ lý 70 vụ án dân sự mà người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường; đã giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật 54 vụ, còn lại 16 vụ đang xem xét, giải quyết.

Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn thiện quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ theo thủ tục đơn giản hơn. Tính đến ngày 30/6/2020, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành được 37 án lệ.

Công tác xét xử các vụ án hình sự đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội. Đã đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ án lớn như: vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như...

“Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước; đồng thời, chú ý áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của các đối tượng phạm tội nhằm tránh việc tẩu tán tài sản” – ông Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm.

Về thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Báo cáo của Chánh án TAND tối cao cho thấy, để kịp thời phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm nói chung, trong đó có loại tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.../.

Ngọc Thành/VOV.VN

Tag: Chánh án TAND tối cao Chánh án Nguyễn Hòa Bình vi phạm đất đai bồi thường oan sai Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Viết bình luận

Tin liên quan

“Biên chế do Chính phủ quản lý đã giảm 334.548 người”

VOV.VN - Chính phủ đã rà soát, điều chỉnh, xác định rõ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, cơ quan ngang Bộ; giảm tối đa cấp trung gian, thu gọn đầu mối, giảm biên chế, giảm số lượng lãnh đạo cấp phó.

Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá thêm về việc "giao Bộ nào quản lý sát hạch lái xe"

VOV.VN - Về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, do còn ý kiến khác nhau về việc giao Bộ nào quản lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần đánh giá tổng kết thêm, như về bộ máy, chi phí,...

“Giả công an rồi vào cả trụ sở công an thì quá ngang nhiên”

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh tình trạng đối tượng giả danh công an, quân đội để lừa đảo khi thảo luận về phòng chống tội phạm.

Bổ nhiệm cán bộ "thần tốc", thiếu minh bạch...gây hoài nghi trong dư luận

VOV.VN - “Có một số trường hợp bổ nhiệm “thần tốc”, thiếu minh bạch; bổ nhiệm cán bộ thiếu điều kiện, tiêu chuẩn … đã gây phản cảm, hoài nghi trong dư luận”.

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/chanh-an-nguyen-hoa-binh-co-noi-bieu-hien-so-mat-thanh-tich-mat-can-bo-779233.vov