Chặng đường Không quân Hải quân Mỹ từ khi 'tập bay' tới chiến trường Việt Nam

Đúng 109 năm trước, Không quân Hải quân Mỹ được ra đời với việc máy bay chiến đấu lần đầu tiên cất cánh từ hàng không mẫu hạm.

Ngày 14/11/1911, máy bay Curtiss Pusher đã là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Hải quân Mỹ cất cánh thành công từ một tàu thiết giáp hạm cải biến thành tàu sân bay. Đây cũng chính là ngày Không quân Hải quân Mỹ được ra đời. Nguồn ảnh: BI.

Ngày 14/11/1911, máy bay Curtiss Pusher đã là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Hải quân Mỹ cất cánh thành công từ một tàu thiết giáp hạm cải biến thành tàu sân bay. Đây cũng chính là ngày Không quân Hải quân Mỹ được ra đời. Nguồn ảnh: BI.

Trong những năm sau đó, rất nhiều kỹ sư Mỹ đã thiết kế lại máy bay chiến đấu để chúng có thể vừa đủ nhẹ để cất cánh từ tàu sân bay, vừa đủ cứng cáp để không chiến. Nguồn ảnh: BI.

Ngay lập tức, các cường quốc trên biển khi đó đã tập trung nghiên cứu, phát triển lực lượng Không quân Hải quân cho riêng mình. Nguồn ảnh: BI.

Một loạt các thiết kế chiến đấu cơ mới cũng được ra đời nhằm phục vụ cho quá trình "đánh biển" của lực lượng Không quân Hải quân. Năm 1917 cũng là năm đầu tiên loại máy bay thả ngư lôi cất cánh từ tàu sân bay được hoàn thiện. Nguồn ảnh: BI.

Tới chiến tranh Thế giới thứ hai, máy bay chiến đấu với động cơ piston về cơ bản đã hoàn thiện tới mức hoàn hảo. Không chỉ máy bay và tàu sân bay, các chiến thuật, kỹ thuật tác chiến với Không quân Hải quân cũng đã được hoàn chỉnh. Nguồn ảnh: BI.

Thời gian này, thậm chí các máy bay ném bom cỡ nhỏ cũng đã có khả năng cất - hạ cánh từ tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.

Lực lượng Không quân Hải quân Mỹ với đội tàu sân bay khổng lồ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của phe đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đặc biệt là ở mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.

Năm 1963, Không quân Hải quân Mỹ thậm chí còn hạ cánh vận tải cơ C-130 lên hàng không mẫu hạm. Tuy thử nghiệm thành công, ý tưởng này sau đó cũng đã bị hủy đi vì quá nguy hiểm, không thể dùng được trong thực tế. Nguồn ảnh: BI.

Tới chiến tranh Việt Nam, các chiến đấu cơ F-4 Phantom II của Không quân Hải quân Mỹ cũng là một trong những loại phi cơ chiến thuật góp mặt nhiều nhất trong các cuộc không kích ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: BI.

Ban đầu, thiết kế của F-4 Phantom II không bao gồm súng máy mà chỉ có tên lửa. Tuy nhiên phiên bản F-4E của Không quân hải quân Mỹ đã buộc phải sửa chữa lại để được trang bị thêm súng máy do phạm vi tác chiến với Không quân Việt Nam là quá gần, tên lửa hầu như vô tác dụng. Nguồn ảnh: BI.

Dù được nâng cấp cả về kỹ thuật lẫn chiến thuật trong suốt thời gian tham chiến ở Việt Nam, tuy nhiên cũng có không ít phi công Hải quân Mỹ phải bỏ mạng lại trên bầu trời miền Bắc, số may mắn hơn sẽ bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: BI.

Hiện tại, F/A-18 đang là loại chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Hải quân Mỹ. Tuy nhiên trong tương lai, loại chiến đấu cơ này cũng sẽ sớm bị thay thế bởi các tiêm kích tàng hình F-35C. Nguồn ảnh: BI.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/chang-duong-khong-quan-hai-quan-my-tu-khi-tap-bay-toi-chien-truong-viet-nam/20191125014031070