Chân dung chủ hương hiệu Việt Asanzo Phạm Văn Tam bị tố xài đồ Trung Quốc

CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo. Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%).

 Thông tin Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam mới đây đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Thông tin Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam mới đây đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%).

Phạm Văn Tam sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm gốm sứ ở Móng Cái – Quảng Ninh. Cậu thiếu niên ngày ấy không tha thiết với việc học cao mà chỉ đau đáu kiếm tiền.

Sau những giờ học trên lớp, Phạm Văn Tam ít khi về nhà mà la cà sang các khu chợ vùng biên. Chỉ bằng việc quan sát và học hỏi, anh nhanh chóng kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ việc mua đi bán lại các món hàng.

Sau khi học hết phổ thông, Phạm Văn Tam quyết định không vào đại học để trải qua nhiều nghề như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện... trước khi trở thành một doanh nhân và chủ tịch tập đoàn điện tử lớn.

Vài năm sau, trong một chuyến đi vào Nam rất tình cờ cùng những người bạn, Phạm Văn Tam đã bén duyên với mảnh đất Sài Thành. Từ đó, cậu thanh niên 22 tuổi bắt đầu hành trình lập nghiệp nhiều gian truân.

Những năm 2000, nắm bắt nhu cầu sử dụng Tivi tăng nhanh, kéo theo sự sôi động của thị trường linh kiện điện tử, Phạm Văn Tam quyết định chọn Nhật Tảo, chợ điện tử lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh khi đó để bắt tay vào khởi nghiệp.

Năm 2009, Phạm Văn Tam làm dòng thương hiệu điện tử gia dụng nhưng không bán được vì vô danh, người tiêu dùng không tin tưởng.

Đến 2011, Phạm Văn Tam làm tiếp thương hiệu khác nhưng cũng thất bại. Liên tiếp những bài học khiến Tam thức tỉnh và rút kinh nghiệm sâu sắc về cách làm thương hiệu.

Giữa năm 2014, công ty cổ phần điện tử Asanzo ra đời với hy vọng thâm nhập thị trường Tivi vốn nằm trong tay những ông lớn đến từ nước ngoài.

Asanzo đã có hơn 70 sản phẩm khác nhau và phát triển 5 lĩnh vực, điện tử, điện máy, điện lạnh, điện gia dụng, điện thoại tập đoàn đạt có doanh thu hơn 9.000 tỷ đồng.">

Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, sau hành trình 5 năm tại thị trường hiện tại Asanzo đã có hơn 70 sản phẩm khác nhau và phát triển 5 lĩnh vực, điện tử, điện máy, điện lạnh, điện gia dụng, điện thoại tập đoàn đạt có doanh thu hơn 9.000 tỷ đồng.

Theo tờ Kinh tế và Tiêu dùng, tháng 7/2017, ông Phạm Văn Tam giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Tập đoàn Asanzo từ 90% xuống còn 1%.

Asanzo được thành lập với vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Phạm Văn Tam trực tiếp đứng tên.">

Tháng 1/2019, Công ty CP Công nghệ cao Asanzo được thành lập với vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Phạm Văn Tam trực tiếp đứng tên.

Video: Ti vi Asanzo của người Việt. Nguồn: HTV9.

Hoàng Minh

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.net.vn/tai-chinh/chan-dung-chu-huong-hieu-viet-asanzo-pham-van-tam-bi-to-xai-do-trung-quoc-65269.html