Chậm trễ khi rừng Quảng Nam kêu cứu?

Trong khi vụ phá rừng phòng hộ ở xã Tiên Lãnh (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) phát hiện hồi giữa tháng 8-2017 chưa xử lý dứt điểm thì mới đây lại xảy ra hai vụ phá rừng nghiêm trọng ở huyện Đông Giang và Nam Giang khiến dư luận bàng hoàng…

Nhiều cây gỗ cổ thụ tại rừng phòng hộ Sông Kôn bị chặt phá.

Rừng đang... tứa máu

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về cánh rừng phòng hộ ở khu vực Sông Kôn, giáp ranh giữa xã Zơ Ngây và Tà Lu (huyện Đông Giang) bị các đối tượng chặt phá nặng nề. Nhìn những khúc gỗ tròn và những phách gỗ vừa mới xẻ chưa kịp chuyển đi còn nằm ngổn ngang bên những gốc cây còn “tứa máu” ở Tiểu khu 41 (thuộc địa bàn xã Tà Lu) và Tiểu khu 140 (xã Zà Hung)…, ai cũng xót xa. Theo người dân, khu rừng phòng hộ ở khu vực Sông Kôn bị tàn phá từ nhiều năm nay, cử tri đã nhiều lần phản ảnh, nhưng các cơ quan chức năng ở địa phương và Ban Quản lý rừng phòng hộ (RPH) Sông Kôn không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Vào tháng 9-2017, khi các cơ quan chức năng của huyện Đông Giang đi kiểm tra về công tác quản lý rừng, người dân ở đây đã tố ông Vũ Văn Trứng (trú tại xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang) khai thác rừng trái phép tại khu vực sông Kôn, nhưng mãi đến đầu tháng 3-2018, lực lượng công an huyện mới bắt quả tang ông Vũ Văn Trứng và Vũ Văn Cưng (trú cùng xã) khi đang khai thác rừng tại khu vực này. Và mới đây, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện có 33 cây rừng thuộc địa bàn xã Tà Lu và xã Zà Hung bị chặt phá (trong số này 21 cây bị chặt thuộc lâm phận Ban Quan lý RPH Sông Kôn quản lý và có 12 cây bị chặt phá thuộc UBND xã Tà Lu quản lý), với tổng khối lượng cây đứng bị thiệt hại hơn 72,6 m3; cây gỗ chặt phá từ nhóm III đến nhóm VII và phần lớn đã được chuyển đi tiêu thụ, lượng gỗ còn sót lại hiện trường kiểm đo được chừng hơn 13 m3.

Cũng trong thời gian này, người dân ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) còn phát hiện một rừng lim xanh hàng trăm năm tuổi ở Tiểu khu 335 (ở xã Chà Vàl, huyện Nam Giang), thuộc lâm phận quản lý của Ban quản lý RPH Nam Sông Bung bị chặt phá vô tội vạ. Tại hiện trường, hàng chục cây lim cổ thụ bị trơ gốc. Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có 34 cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt hạ; trong đó có 33 cây lim xanh và một cây xoan đào. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại hơn 235 m3 (trong đó, có 223 m3 gỗ lim xanh và gần 12 m3 gỗ xoan đào) và lượng gỗ còn bỏ lại hiện trường đến 125,9 m3 gỗ tròn và hơn 3,9 m3 gỗ xẻ.

Cơ quan chức năng còn… đủng đỉnh

Vụ phá rừng lim xanh được Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm RPH Nam Sông Bung kiểm tra phát hiện là vào ngày 7-3, nhưng mãi đến ngày 21-3, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Hạt Kiểm lâm RPH Nam Sông Bung mới phối hợp các ngành chức năng huyện Nam Giang tiến hành khám nghiệm hiện trường và mới bắt đầu có chỉ đạo “khẩn trương” điều tra, khởi tố vụ án để xử lý vi phạm. Và sau đó đến một tuần (ngày 28-3) Hạt Kiểm lâm RPH Nam Sông Bung mới ban hành quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản; đồng thời đề nghị Viện Kiểm sát huyện chuyển vụ án đến Công an huyện Nam Giang để tiếp tục điều tra, xử lý. Và đến ngày 29-3, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cũng đã chỉ đạo Công an huyện và các cơ quan liên quan tiến hành điều tra, xác minh vụ phá rừng lim cổ thụ ở xã Chà Vàl.

Được biết, ngay sau khi báo chí lên tiếng về các vụ phá rừng ở miền núi, UBND tỉnh đã cử Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh dẫn đầu đi thị sát hiện trường. Và cũng như những chuyến đi trước, lần này, khi bước chân lên khu rừng phòng hộ nằm cạnh dòng Sông Kôn thơ mộng, ông Thanh tỏ ra giật mình và không giấu được nỗi xót xa trước những cánh rừng tự nhiên, phòng hộ nơi đây bị tàn phá không thương tiếc. Tuy nhiên, cũng như những vụ phá rừng trước đó, lại là những lý giải khá quen thuộc kiểu như: Diện tích rừng lớn, địa bàn đi lại khó khăn, lực lượng mỏng và các đối tượng khai thác gỗ ngày càng tinh vi…

Ông Lê Trí Thanh thừa nhận, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, việc xử lý các đối tượng vi phạm trên lĩnh vực chưa đủ sức răn đe. Do vậy, tới đây, Quảng Nam sẽ đổi mới công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, sẽ có biện pháp quản lý khoa học hơn, bài bản hơn; ngoài việc, triển khai dự án giám sát diễn biến rừng bằng công nghệ cao, tỉnh sẽ tổ chức lại mạng lưới lực lượng kiểm lâm và ban quản lý rừng; nhất là thay đổi cách thức hợp đồng với các nhóm hộ và cách tuần tra nhằm lập lại kỷ cương trên lĩnh vực quản lý, khai thác rừng.

Ông Thanh cũng nhấn mạnh, sẽ xử lý kiên quyết, mạnh tay đối với các đối tượng phá rừng và những cán bộ tiếp tay cho việc phá rừng. Trước mắt, ông Thanh yêu cầu các cơ quan chức năng ở tỉnh và các địa phương cần tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng liêm cổ thụ tại xã Chà Vàl (huyện Nam Giang) và vụ phá rừng phòng hộ tại khu vực Sông Kôn. Riêng vụ phá rừng lim, Công an tỉnh Quảng Nam cần sớm cùng Công an huyện Nam Giang và các cơ quan chức năng truy tìm, xử lý nghiêm đối tượng khai thác và những ai tiếp tay, gây ra vụ hủy hoại rừng nghiêm trọng này...

Rừng đang... tứa máu

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về cánh rừng phòng hộ ở khu vực Sông Kôn, giáp ranh giữa xã Zơ Ngây và Tà Lu (huyện Đông Giang) bị các đối tượng chặt phá nặng nề. Nhìn những khúc gỗ tròn và những phách gỗ vừa mới xẻ chưa kịp chuyển đi còn nằm ngổn ngang bên những gốc cây còn “tứa máu” ở Tiểu khu 41 (thuộc địa bàn xã Tà Lu) và Tiểu khu 140 (xã Zà Hung)…, ai cũng xót xa. Theo người dân, khu rừng phòng hộ ở khu vực Sông Kôn bị tàn phá từ nhiều năm nay, cử tri đã nhiều lần phản ảnh, nhưng các cơ quan chức năng ở địa phương và Ban Quản lý rừng phòng hộ (RPH) Sông Kôn không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Vào tháng 9-2017, khi các cơ quan chức năng của huyện Đông Giang đi kiểm tra về công tác quản lý rừng, người dân ở đây đã tố ông Vũ Văn Trứng (trú tại xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang) khai thác rừng trái phép tại khu vực sông Kôn, nhưng mãi đến đầu tháng 3-2018, lực lượng công an huyện mới bắt quả tang ông Vũ Văn Trứng và Vũ Văn Cưng (trú cùng xã) khi đang khai thác rừng tại khu vực này. Và mới đây, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện có 33 cây rừng thuộc địa bàn xã Tà Lu và xã Zà Hung bị chặt phá (trong số này 21 cây bị chặt thuộc lâm phận Ban Quan lý RPH Sông Kôn quản lý và có 12 cây bị chặt phá thuộc UBND xã Tà Lu quản lý), với tổng khối lượng cây đứng bị thiệt hại hơn 72,6 m3; cây gỗ chặt phá từ nhóm III đến nhóm VII và phần lớn đã được chuyển đi tiêu thụ, lượng gỗ còn sót lại hiện trường kiểm đo được chừng hơn 13 m3.

Cũng trong thời gian này, người dân ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) còn phát hiện một rừng lim xanh hàng trăm năm tuổi ở Tiểu khu 335 (ở xã Chà Vàl, huyện Nam Giang), thuộc lâm phận quản lý của Ban quản lý RPH Nam Sông Bung bị chặt phá vô tội vạ. Tại hiện trường, hàng chục cây lim cổ thụ bị trơ gốc. Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có 34 cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt hạ; trong đó có 33 cây lim xanh và một cây xoan đào. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại hơn 235 m3 (trong đó, có 223 m3 gỗ lim xanh và gần 12 m3 gỗ xoan đào) và lượng gỗ còn bỏ lại hiện trường đến 125,9 m3 gỗ tròn và hơn 3,9 m3 gỗ xẻ.

Cơ quan chức năng còn… đủng đỉnh

Vụ phá rừng lim xanh được Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm RPH Nam Sông Bung kiểm tra phát hiện là vào ngày 7-3, nhưng mãi đến ngày 21-3, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Hạt Kiểm lâm RPH Nam Sông Bung mới phối hợp các ngành chức năng huyện Nam Giang tiến hành khám nghiệm hiện trường và mới bắt đầu có chỉ đạo “khẩn trương” điều tra, khởi tố vụ án để xử lý vi phạm. Và sau đó đến một tuần (ngày 28-3) Hạt Kiểm lâm RPH Nam Sông Bung mới ban hành quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản; đồng thời đề nghị Viện Kiểm sát huyện chuyển vụ án đến Công an huyện Nam Giang để tiếp tục điều tra, xử lý. Và đến ngày 29-3, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cũng đã chỉ đạo Công an huyện và các cơ quan liên quan tiến hành điều tra, xác minh vụ phá rừng lim cổ thụ ở xã Chà Vàl.

Được biết, ngay sau khi báo chí lên tiếng về các vụ phá rừng ở miền núi, UBND tỉnh đã cử Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh dẫn đầu đi thị sát hiện trường. Và cũng như những chuyến đi trước, lần này, khi bước chân lên khu rừng phòng hộ nằm cạnh dòng Sông Kôn thơ mộng, ông Thanh tỏ ra giật mình và không giấu được nỗi xót xa trước những cánh rừng tự nhiên, phòng hộ nơi đây bị tàn phá không thương tiếc. Tuy nhiên, cũng như những vụ phá rừng trước đó, lại là những lý giải khá quen thuộc kiểu như: Diện tích rừng lớn, địa bàn đi lại khó khăn, lực lượng mỏng và các đối tượng khai thác gỗ ngày càng tinh vi…

Ông Lê Trí Thanh thừa nhận, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, việc xử lý các đối tượng vi phạm trên lĩnh vực chưa đủ sức răn đe. Do vậy, tới đây, Quảng Nam sẽ đổi mới công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, sẽ có biện pháp quản lý khoa học hơn, bài bản hơn; ngoài việc, triển khai dự án giám sát diễn biến rừng bằng công nghệ cao, tỉnh sẽ tổ chức lại mạng lưới lực lượng kiểm lâm và ban quản lý rừng; nhất là thay đổi cách thức hợp đồng với các nhóm hộ và cách tuần tra nhằm lập lại kỷ cương trên lĩnh vực quản lý, khai thác rừng.

Ông Thanh cũng nhấn mạnh, sẽ xử lý kiên quyết, mạnh tay đối với các đối tượng phá rừng và những cán bộ tiếp tay cho việc phá rừng. Trước mắt, ông Thanh yêu cầu các cơ quan chức năng ở tỉnh và các địa phương cần tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng liêm cổ thụ tại xã Chà Vàl (huyện Nam Giang) và vụ phá rừng phòng hộ tại khu vực Sông Kôn. Riêng vụ phá rừng lim, Công an tỉnh Quảng Nam cần sớm cùng Công an huyện Nam Giang và các cơ quan chức năng truy tìm, xử lý nghiêm đối tượng khai thác và những ai tiếp tay, gây ra vụ hủy hoại rừng nghiêm trọng này...

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-xahoi/item/36033802-cham-tre-khi-rung-quang-nam-keu-cuu.html