Chăm sóc sau khi nâng mũi

48 giờ đầu sau phẫu thuật nâng mũi, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp làm nóng vết thương, như: Dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng,... Những động thái này làm gia tăng tình trạng xuất huyết nơi chấn thương, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trái lại, các biện pháp chườm lạnh lại tỏ ra rất hiệu quả.

Cũng giống như khi xảy bất kỳ tổn thương hay bầm dập phần mềm, nâng mũi làm xuất hiện tình trạng chảy máu ở tổ chức bên dưới, làm vết thương sưng, đau và lâu lành. Chườm lạnh là phương pháp xử lý cực kỳ hiệu quả trong điều trị tức thì (48 giờ đầu sau phẫu thuật) và trong điều trị phục hồi (sau 48 giờ). Trong khi đó, chườm nóng chỉ phát huy tác dụng trong điều trị phục hồi.

1. Chườm đá

Tác dụng có thể dễ dàng thấy của việc chườm đá lúc này là hạn chế được tình trạng chảy máu và phù nề dưới da; giảm co thắt cơ; giảm đau; ngăn ngừa làm giảm tình trạng sưng nề nhanh chóng.

Hơn 48 giờ sau phẫu thuật, chườm đá lúc này giúp giảm đau, bạn sẽ cảm thấy ít đau và dễ chịu hơn.

CHƯỜM ĐÁ SAO CHO ĐÚNG

Bước 1: Dùng những viên đá nhỏ, không bị sắc cạnh cho vào túi nilon (có thể sử dụng đá nhuyễn càng tốt). Tiếp đến cho đá vào một chiếc khăn hoặc túi chườm.

Bước 2: Trải một chiếc khăn mỏng lên vùng da bị sưng, sau đó chườm túi lạnh đã chuẩn bị lên. Lưu ý, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da vì có thể gây bỏng lạnh cho da.

Bước 3: Trong thời gian chườm đá liên tục di chuyển vị trí chườm và quan sát vùng đá chườm có bị tái hay ửng đỏ không, tránh tình trạng bỏng lạnh.

Lưu ý khi chườm đá sau phẫu thuật nâng mũi nên tránh để nước đá rơi trực tiếp vào vết thương.

Kiểm tra màu da sau 5 phút. Nếu da màu hồng nhạt hoặc đỏ thì nhấc túi ra. Nếu da không chuyển màu hồng thì tiếp tục chườm thêm 5-10 phút. Chỉ cần chườm 20-30 phút. Kéo dài thời gian có thể gây tổn thương da.

Thực hiện chườm đá liên tục trong khoảng thời gian đầu vết sưng bầm ở mũi sẽ giảm nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng cách chườm này cho nhiều các trường hợp khác như: nhấn mí, cắt mí hoặc các chấn thương,… cũng sẽ rất hiệu quả.

2. Chườm nóng

Chườm nóng được biết đến với 2 phương pháp chính:

Chườm nóng ướt

Nhiệt độ sâu hơn giúp cho bắp thịt đang co cứng giãn ra, tăng tuần hoàn, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, muối khoáng, thuốc rất thích hợp cho quá trình hậu phẫu sau 48 giờ. Chườm nóng ướt bằng nhiều cách như: ngâm vùng cần chườm vào nước ấm, đắp parafin nóng,…

Chườm nóng khô

Độ thân nhiệt không sâu, chủ yếu để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu có tác dụng giảm đau và tăng tuần hoàn máu ngoại vi. Chườm nóng khô có nhiều cách như dùng lò sưởi, chai nước nóng, gạch nướng, nước nóng đổ vào túi chườm.

Lưu ý khi chường nóng

Nhiệt độ chườm nóng: Chườm nóng khô: nhiệt độ trung bình 41 - 43 độ C, nhiệt độ cao 50 - 60 độ C. Chườm nóng ướt: Nhiệt độ trung bình 40 độ C, nhiệt độ cao 50 độ C.

Thời gian chườm nóng: trung bình 20 - 30 phút mỗi lần. Sau 3 giờ mới được chườm lại lần tiếp theo. Quá trình chườm cũng cần lưu ý màu sắc da để tránh tình trạng da bị bỏng.

Một số lưu ý thêm

Chườm nóng, lạnh đều là phương pháp trị liệu đơn giản và hoàn hảo, rất tốt cho các trường hợp đau cấp do những tổn thương mới như nâng mũi. Khi vừa nâng mũi đến 48 giờ đầu, tuyệt đối thực hiện chườm lạnh bởi những lý do đặc tính đã kể trên. Việc co thắt da lúc này giúp cho vết thương cầm được máu và giảm sưng nhanh thấy rõ.

Sau 48 giờ, bạn có thể thực hiện cả 2 phương pháp chườm nóng và lạnh. Nhưng việc chườm nóng lúc này cần được ưu tiên bởi việc tăng tuần hoàn giúp lượng oxi và dinh dưỡng. Đây là điều vết thương cần lúc này, để lành nhanh hơn.

ANH TÚ

Nguồn An Giang: https://baoangiang.com.vn/cham-soc-sau-khi-nang-mui-a279631.html