Cây thuốc quý mọc khắp nơi giúp trị tăng huyết áp thần kỳ

Loài cây quý mọc khắp nơi ở Việt Nam giúp điều trị tăng huyết áp hiệu quả - cây cần tây.

Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm hàng đầu bởi đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hôn mê sâu và cuối cùng là tử vong. Thêm vào đó, điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tây y gây những tác dụng phụ khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh khi dùng lâu dài.

Chính vì vậy, làm sao để tìm ra giải pháp điều trị một cách toàn diện, vừa hiệu quả, lại an toàn, đặc biệt với bệnh mạn tính như tăng huyết áp vẫn luôn là băn khoăn của các nhà khoa học.

Mới đây, Việt Nam đã có phát hiện đột phá về tác dụng điều trị tăng huyết áp của Cây Cần Tây - một cây thuốc quý nhưng cực kỳ quen thuộc, mọc ở khắp nơi trên đất nước ta. Đây được xem là tin vui dành cho những người bị tăng huyết áp trong thế kỷ 21!

Tăng huyết áp – Hiểm họa khôn lường

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000, số người tăng huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số người trưởng thành trên toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025. Năm 2003, thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới/Hội tăng huyết áp quốc tế (WHO/ISH0) cho thấy, tăng huyết áp đứng hàng thứ 4 trong số 6 yếu tố nguy cơ chính chi phối gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Đối với người tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ não cao gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Người ta nhận thấy rằng, tăng huyết áp kéo dài không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

- Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp là yếu tố chính gây ra các bệnh tim mạch - nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong. Nếu bị tăng huyết áp trong thời gian dài sẽ gây phì đại thất trái do áp lực tăng cao tác động lên thành tâm thất trái khiến tâm thất co bóp khó khăn, các sợi cơ tâm thất phải gồng mình lên để làm việc, lâu dần sẽ trở nên dày, kém đàn hồi hơn. Thất trái phì đại, cuối cùng dẫn tới suy tim trái với các hậu quả rất nặng nề như: loạn nhịp tim, thiếu máu mạch vành, suy tim…

Bên cạnh đó, tăng huyết áp kéo dài sẽ làm hư hỏng lớp nội mạc của mạch vành, dẫn đến các phân tử cholesterol tỉ trọng thấp (LDL – C) sẽ dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành, hình thành mảng xơ vữa động mạch, từ đó, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

- Biến chứng về mắt: Tăng huyết áp có thể làm hư mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ “đè bẹp” tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn, làm bệnh nhân bị giảm thị lực. Tăng huyết áp còn có thể làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác, làm giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

- Biến chứng về não: Khi huyết áp tăng cao có thể dẫn đến vỡ mạch máu và xuất huyết não; hoặc làm hẹp mạch máu nuôi não, nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não, gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não); hoặc tăng huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh (thiếu máu não).

- Biến chứng trên thận: Tăng huyết áp lâu dài làm hư màng lọc của các tế bào thận, cuối cùng là dẫn đến suy thận.

Tại sao bạn lại bị tăng huyết áp?

Tăng huyết áp gây những biến chứng khôn lường đến sức khỏe người bệnh

Tăng huyết áp tự phát (tiên phát) không rõ nguyên nhân chiếm 90 – 95% những trường hợp bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân) chiếm 5 – 10% trường hợp bị tăng huyết áp.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm: giảm đàn hồi của động mạch chủ, tăng thể tích tống máu, bệnh lý thận (viêm thận – bể thận, viêm cầu thận…), bệnh nội tiết (cường chức năng thượng thận, u tủy thượng thận…), bệnh lý thần kinh (rối loạn tâm thần, hội chứng tăng áp lực nội sọ…).

Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp vô căn

Huyết áp động mạch = sức cản động mạch ngoại vi x cung lượng tim (cung lượng tim = phân số nhát bóp × tần số tim/phút)

Như vậy, tăng huyết áp xảy ra khi:

+ Tăng cung lượng tim: trong trường hợp tim tăng động, phì đại cơ tim, nhịp tim nhanh.

+ Tăng sức cản động mạch ngoại vi: trong trường hợp rối loạn chức năng tế bào nội mạc động mạch, làm giảm nồng độ các chất gây giãn mạch, tăng tiết các yếu tố gây co mạch làm tăng huyết áp. Hoặc tăng natri máu, tăng nhạy cảm với natri làm tăng tái hấp thu natri ở ống thận gây tăng huyết áp. Hoặc những yếu tố khác như giảm chức năng của thụ cảm thể áp lực ở xoang động mạch cảnh nên sẽ làm tăng sức cản của động mạch ngoại vi.

Ngoài ra, khi tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây tăng nồng độ adrenalin và noradrenalin trong máu. Sự tăng nồng độ adrenalin và noradrenalin được cảm nhận bởi các thụ thể alpha, bêta của cơ trơn thành động mạch, gây co mạch làm tăng huyết áp.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay theo tây y là gì?

Hiện nay theo WHO, mục tiêu điều trị bệnh tăng huyết áp là duy trì mức huyết áp trong khoảng 120-135/80-85 mmHg, song song với việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, điều trị nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Đồng thời, cần kết hợp điều trị biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Với cơ chế gây tăng huyết áp như trên nên mục tiêu trong điều trị tăng huyết áp bao gồm:

+ Giảm sức cản động mạch ngoại vi thông qua tác dụng làm giảm, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa gây tắc hẹp lòng mạch, thư giãn thần kinh, giảm thể tích tuần hoàn (lợi tiểu) và giảm độ nhớt của máu.

+ Giảm cung lượng tim thông qua tác dụng trên hệ thần kinh, giãn mạch trực tiếp.

Theo tây y, tăng huyết áp phải điều trị lâu dài, dùng thuốc hạ huyết áp theo bậc thang điều trị của Tổ chức Y tế thế giới để duy trì mức huyết áp trong khoảng lý tưởng. Những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin...

Mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng trên một cơ chế nhưng để lại vô vàn tác dụng phụ khôn lường đến người sử dụng như: Nhờn thuốc, mệt mỏi, yếu sinh lý, ho, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, trầm cảm, mất ngủ...

Trước khó khăn trong điều trị tăng huyết áp, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm sao để tìm được giải pháp an toàn, thân thiện với cơ thể mà hiệu quả nhanh, bền vững, tiện dụng mọi lúc mọi nơi và tăng cường sức khỏe toàn trạng cho người bị tăng huyết áp.

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu rất nhiều năm trên hàng ngàn vị thuốc và phát hiện ra Cây Cần Tây-một loại thảo dược cực kỳ quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam có tác dụng tuyệt vời trong điều trị tăng huyết áp.

Vậy tác dụng đó là gì?

Cần tây là một loại rau cực kỳ quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Không cần "xuống biển, lên rừng, trèo đèo lội suối" mà bạn có thể tìm được cần tây ngay tại vườn nhà. Cần tây rất dễ trồng, chúng có thể mọc ở khắp nơi, gần như quanh năm và có thời gian nó còn được xem như một loại rau "dại".

Không những thế, giá của chúng không hề đắt đỏ và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như nước ép, món xào, canh...

Đồng thời, cần tây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó không thể không nhắc đến tác dụng với người bị tăng huyết áp.

Cần tây là vị thuốc quý trong điều trị bệnh tăng huyết áp

Theo Đông y, cần tây có có vị chát, mùi nồng, tính lương (mát). Quy vào 2 kinh vị và can. Từ xa xưa, cha ông ta biết đến tác dụng bình can thanh nhiệt (mát gan), tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), giải độc... nên cần tây được dùng để trị tăng huyết áp, kèm theo các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược...

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật, các nhà khoa học ở Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đã phát hiện ra những công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua của cây cần tây trong điều trị tăng huyết áp:

+ Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy, chiết xuất hạt cần tây có tác dụng hạ áp thông qua tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch. Hơn thế nữa, các thành phần có hoạt tính trong chiết xuất hạt cần tây có khả năng gây giãn mạch thông qua ức chế kênh Ca2+ .

+ Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn có tác dụng làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Ngoài ra, do có hàm lượng nước cao và các tinh dầu nên cần tây cũng có công dụng lợi tiểu rất tốt. Việc ăn cần tây thường xuyên giúp gia tăng lượng nước tiểu trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại như acid uric dư thừa và urê.

Để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp tại nhà, có thể sử dụng rau cần tây theo một số cách cụ thể như sau:

- Dùng rau cần tây tươi, bỏ rễ, rửa sạch, vắt lấy nước, sau đó cho thêm mật ong. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 40ml, khi uống nên hâm nóng. Có một nghiên cứu thử nghiệm trên 14 ca áp dụng phương pháp này, kết quả 12 ca hữu hiệu, 2 ca vô hiệu. Đối với tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp khi mang thai và tuổi mãn kinh, đều có tác dụng. Nhìn chung, sau 2- 3 ngày uống, huyết áp bắt đầu hạ, cá biệt có trường hợp sau 4-5 ngày mới bắt đầu thấy có tác dụng. Bệnh nhân cảm thấy các triệu chứng giảm nhẹ, ngủ ngon giấc hơn và lượng nước tiểu tăng.

- Dùng 10 gốc cần tây, rửa sạch, giã nát, thêm hồng táo 10 trái, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày; liệu trình 15- 20 ngày. Theo một thông báo thử nghiệm phương pháp này: đã điều trị 21 ca tăng huyết áp, kèm theo bệnh mạch vành tim, cholesterol máu cao. Kết quả là những người tham gia thử nghiệm này đều có huyết áp và cholesterol giảm.

Theo Đất Việt

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/thuoc-hay/cay-thuoc-quy-moc-khap-noi-giup-tri-tang-huyet-ap-than-ky-767908.html