Cây phượng có tội gì?

Sau vụ việc đau lòng một số học sinh bị thương vong khi một cây phượng trong sân trường tại TP Hồ Chí Minh đổ, nhiều trường học trên khắp cả nước đã cho đốn hạ hàng loạt cây phượng để tránh nguy hiểm. Cảnh giác, ngăn ngừa là cần thiết, nhưng việc chặt hạ hàng loạt, chặt đến trống trơn sân trường giữa mùa nắng nóng là cách làm thái quá cần phải suy nghĩ lại.

Trải qua bao nhiêu thế hệ, cây phượng, màu hoa của phượng đã trở thành biểu tượng của mùa hè.

Trải qua bao nhiêu thế hệ, cây phượng, màu hoa của phượng đã trở thành biểu tượng của mùa hè.

Sau vụ việc đau lòng một số học sinh bị thương vong khi một cây phượng trong sân trường tại TP Hồ Chí Minh đổ, nhiều trường học trên khắp cả nước đã cho đốn hạ hàng loạt cây phượng để tránh nguy hiểm. Cảnh giác, ngăn ngừa là cần thiết, nhưng việc chặt hạ hàng loạt, chặt đến trống trơn sân trường giữa mùa nắng nóng là cách làm thái quá cần phải suy nghĩ lại.

Những cây phương lớn, có tác dụng che mát và làm đẹp cảnh quan sân trường, nhiều cây là cả một bề dày kỷ niệm của lớp lớp học sinh đã bất ngờ bị chặt hạ có là một cuộc “thảm sát” phượng vĩ? Điều đáng nói, hành động này được thực hiện ngay sau vụ việc đáng tiếc trên mà chưa có sự nghiên cứu kỹ về khả năng gãy đổ của cây, về những tác hại cảnh quan, che mát bị mất đi sau khi hạ chặt. Rồi đây những cây xanh khác sẽ được trồng thay thế nhưng phải mất nhiều năm và cũng ngần đó năm học sinh phải đứng nắng, không gian nhà trường không còn những khoảng không xanh mát.

Nhìn thẳng thực tế, những cây phượng không có lỗi khi xảy ra ngã đổ mà lỗi ở việc chăm sóc, quản lý của các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý hữu quan. Thực tế là, ở nhiều khuôn viên trường học, công sở, hoạt động bê tông hóa đã bít hết các khoảng đất hở khiến cây cối khó sinh trưởng, phát triển, rễ cây bị thối. Không ít nơi, việc trồng cây mới đã dùng những cây đã to lớn với bộ rễ bị cắt ngắn nên cây không có khả năng đứng vững khi có mưa gió... Hơn nữa việc theo dõi sức khỏe của cây hầu như chưa được chú trọng ngoài việc cắt tỉa cành mỗi mùa mưa bão tới; chưa có những quy định, tiêu chuẩn về loại cây, quy trình quản lý, thời hạn phải loại bỏ cây trong các khuôn viên trường học, công sở.

Do đó, thay vì có một quy trình, quy định để kiểm tra sức khỏe, nguy cơ gây nguy hiểm của hệ thống cây phượng nói riêng, của cây xanh trong các khuôn viên trường học, công sở nói chung để loại bỏ những cây có dấu hiệu nguy hiểm thì người ta đã chặt hàng loạt để khỏi phải... lo lắng và như vậy là tránh được trách nhiệm liên quan.

Từ vụ việc vừa diễn ra, chúng ta cần có những quy định cụ thể hơn về loại cây, kỹ thuật chăm sóc, theo dõi cây để các trường học, công sở vừa giữ được những cây xanh lâu năm gắn với giá trị về sinh thái, tinh thần và cả giá trị lịch sử vừa đảm bảo sự an toàn đối với con người làm việc, học tập trong không gian đó.

Văn Bắc

Nguồn Hải Quan: https://haiquanonline.com.vn/cay-phuong-co-toi-gi-127808-127808.html