Cây lanh trong đời sống đồng bào dân tộc Mông

Đồng bào dân tộc Mông có câu 'ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông' và với cộng đồng người Mông, cây lanh đã trở thành biểu tượng văn hóa. Trang phục của đồng bào Mông gây ấn tượng mạnh với mọi người bởi nghệ thuật tạo hình độc đáo trên chất liệu vải lanh với sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 kỹ thuật cơ bản là thêu, vẽ sáp ong và chắp vải.

Không chỉ có giá trị để làm vải may trang phục truyền thống, cây lanh còn có ý nghĩa trong đời sống tinh thần, tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Theo truyền thống, trong lễ cưới và cả trong tang ma, họ phải mặc quần áo được dệt từ vải lanh.

Đồng bào Mông chặt cây lanh về nhà, bó thành từng bó, phơi ngoài trời hoặc xếp ở hiên nhà cho đến khi thân cây khô hoàn toàn.

Đồng bào Mông chặt cây lanh về nhà, bó thành từng bó, phơi ngoài trời hoặc xếp ở hiên nhà cho đến khi thân cây khô hoàn toàn.

Sau đó, họ tẽ vỏ cây lanh thành những sợi nhỏ rồi nối các sợi lanh, cuộn lại thành cuộn.

Để sợi lanh chắc hơn, họ sử dụng một dụng cụ đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân để se sợi.

Vải lanh của đồng bào dân tộc Mông thường bền, chắc là do được nhuộm chàm.

Ngay từ nhỏ, trẻ em gái người Mông đã được học cách thêu hoa văn lên tấm vải lanh.

Từ tấm vải lanh trắng tinh, đồng bào Mông đầu tư rất nhiều công sức làm nên những bộ trang phục truyền thống với nhiều hoa văn tinh tế, cầu kỳ.

Bích Nguyên (Thực hiện)

Nguồn Biên Phòng: https://bienphong.com.vn/cay-lanh-trong-doi-song-dong-bao-dan-toc-mong-post432665.html