Cây khôi nhung dùng trị đau dạ dày hiệu quả không trồng phí một đời'

Kỹ thuật trồng cây khôi nhung làm dược liệu điều trị chứng đau dạ dày tại nhà cực đơn giản, không tốn công chăm sóc.

Cây khôi nhung có tên thường gọi là lá khôi, cơm nguội rừng, động lực, đơn tướng quân. Lá khôi được coi là cây dược liệu quí hiếm dùng để chữa các bệnh dạ dày và đau bụng,...

Cây Lá khôi nhưng có đặc điểm thuộc loại cây bụi, cao tới 2m, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, lá mọc so le, thường tập trung ở các nhánh bên và đầu ngọn; phiến lá thon, nguyên; mép có răng cưa, nhỏ, mịn, ngược dài từ 15 - 40 cm, rộng 6 - 10 cm; mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới tím, gân nổi hình mạng lưới.Đặc biệt, hoa mọc thành chùm, màu trắng pha hồng. Quả mọng khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng tháng 5 - 7, mùa quả tháng 7 - 9.

Với những đặc điểm và tác dụng của cây khôi nhung nên hiện nay có rất nhiều gia đình trồng tại nhà để làm cây dược liệu quý cho gia đình. Kỹ thuật trồng cây khôi nhung lại không quá khó khăn, chăm sóc đơn giản.

Cây khôi nhung có khả năng điều trị bệnh dạ dày. Ảnh minh họa

Cây khôi nhung có khả năng điều trị bệnh dạ dày. Ảnh minh họa

Nhiệt độ thích hợp trồng cây khôi nhung

Cây khôi nhung là cây chịu bóng, ưa độ ẩm cao thường mọc dưới tán rừng nhiệt đới, đai cao dưới 1000m. Tại Việt Nam cây khôi nhung phân bố rộng ở nhiều tỉnh như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Nam, vùng Bắc Tử Long, Cát Bà, Cúc Phương.

Thời vụ trồng cây khôi nhung

Do là cây ưa ẩm nên thời điểm thích hợp nhất để trồng cây khôi nhung là vào mùa Xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm. Bạn cũng có thểtrồng ở vụ Thu khi thời tiết mát mẻ.

Kỹ thuật trồng cây khôi nhung

Cây khôi nhung có thể nhân giống từ hạt hoặc hom thân. Nếu nhân giống từ hạt nên chọn hạt chín đem gieo ngay sau khi thu hái và ươm trong cát ẩm. Sau khi ươm từ 15 đến 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nảy mầm đánh cấy vào trong bầu. Thành phần ruột bầu 1/2 cát + 1/2 sét, tốt nhất dùng đất từ phân giun.

Khi ươm bầu cần đặc biệt chú ý phải đặt dưới bóng râm, hàng ngày tưới nước đủ ẩm. Sau 3 tháng cây con có thể xuất vườn.

Chọn phương pháp hom thân thì nên lấy từ cây mẹ, tốt nhất chọn những hom có đường kính từ 1-1,5cm. Cắt từng đoạn hom từ 20-35cm. Cắt đến đâu giâm trên cát ẩm đến đấy. Sau khi hom ra rễ đánh lên cấy vào bầu (giống như hạt).

Sau khi hom xong có bầu cây nên đào đất đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, tủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.Chọn đất nơi ẩm, tốt nhất ven các khe suối, độ tàn che cao. Làm đất cục bộ theo hố, kích thước 20cm x 20cm x 20cm.Do đây là cây thuộc dòng dây leo nên cần thiết phải làm giàn leo.

Kỹ thuật trồng cây khôi nhung đơn giản. Ảnh minh họa

Chăm sóc cây khôi nhung

Do là cây ưa ẩm nên việc chăm sóc cây khôi nhung cần phải tuyệt đối giữ nước, nếu để khô cây sẽ nhanh héo và chết. Thường xuyên làm cỏ, xới đất cho tơi xốp và bón phân theo định kỳ để giúp cây phát triển tốt.

Thu hoạch cây khôi nhung

Mỗi năm lá khôi nhung cho thu hoạch từ 8 – 10 lứa/năm. Mỗi lượt thu hoạch cho thu 05 – 1kg lá tươi/cây, lượng thu tăng theo các năm. Cây khôi nhung cho thu hoạch trên 10 năm. Để có được như vậy thì việc áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc là điều cực kỳ quan trọng.

Tác dụng và cách dùng lá khôi nhung chữa bệnh dạ dày

Khi nói tới tác dụng của lá cây khôi nhung, ông Phạm Bá Thành - chủ một cửa hàng chuyên bán thuốc Đông y tại Hà Nội cho biết, trong dân gian, dùng cây khôi nhung điều trị bệnh đau dạ dày sử dụng rất phổ biến. Có thể dùng lá cây khôi nhung điều trị bệnh đau dạ dày riêng biệt hoặc kết hợp với một số loại cây thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày khác như bồ công anh, cam thảo và một số loại thảo dược khác bào chế thành một số bài thuốc nam mang lại hiệu quả cao. Sử dụng phương áp chữa đau dạ dày bằng cây khôi nhung khá an toàn, không gây tác dụng phụ.

Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày bằng cây khôi nhung có thể áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp; những bệnh bệnh dị ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Bài thuốc dơn giản mà người dùng có thể thực hiện là dùng từ 40 đến 80 g lá khô sắc lấy nước uống hàng ngày. Hoặc lá khôi nhung 60g, lá bồ công anh 40g, lá khổ sâm 12g, lá cam thảo dây 20g sắc với 1,5 lít nước trong khoảng thời gian 20 phút, chắt nước uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

Theo An Dương/VietQ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cay-khoi-nhung-dung-tri-dau-da-day-hieu-qua-khong-trong-phi-mot-doi/20201216083107366