Cây dọc mùng quen thuộc chứa những điều thú vị ít người biết

Cây dọc mùng là cây thân thảo, có tên khoa học là Colocasia gigantea. Loài cây quen thuộc với nhiều người này hay bị nhầm lẫn với cây ráy - một loài thực vật gây ngứa da khi tiếp xúc.

 Cây dọc mùng là cây nhiều năm, lá to bản hình trái tim và vươn cao, thân xốp và mọng nước, phần gốc rễ phình ra như dạng "củ". Ảnh pgrvietnam.

Cây dọc mùng là cây nhiều năm, lá to bản hình trái tim và vươn cao, thân xốp và mọng nước, phần gốc rễ phình ra như dạng "củ". Ảnh pgrvietnam.

Cây dọc mùng thường mọc ở những nơi đất trũng và ẩm, ra hoa vào mùa xuân sang mùa hè, quả màu đỏ hình trứng. Ảnh thgc.

Cuống lá cây dọc mùng thường dùng như một loại rau gia vị trong các món canh chua, sườn nấu bung, bún bung, canh cá, bún cá, dưa chua... Ảnh smugmug.

Dọc mùng còn có tên gọi khác là môn bạc hà. Đây là loài cây bản địa vùng nhiệt đới châu Á. Ảnh wp.

Hiện nay, dọc mùng phân bố ở nhiều nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philippines… Ảnh researchgate.

Ở Việt Nam, cây dọc mùng thường mọc hoang dại hoặc được trồng làm rau ăn. Các tỉnh trồng nhiều dọc mùng là Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Trị, Khánh Hòa, Đồng Nai... Ảnh hardytropicals.

Do có lá đẹp nên ngoài được làm rau ăn, dọc mùng còn được trồng làm cây cảnh với tên gọi phổ biến là cây “tai voi lớn”. Ảnh gardensonline.

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/la-doc-cuoi/cay-doc-mung-quen-thuoc-chua-nhung-dieu-thu-vi-it-nguoi-biet-801006.html