Câu trả lời của Nga với sức mạnh vô song của Hải quân Mỹ

'Núi cao ắt có núi cao hơn', nếu Hải quân Mỹ nổi tiếng về những biên đội tàu sân bay thì Liên Xô/Nga luôn có thế mạnh về tên lửa chống hạm, và luôn được mệnh danh là những 'sát thủ tàu sân bay'.

Mặc dù Mỹ được biết đến như một siêu cường, và sức mạnh quân sự của nước này cũng thuộc top đầu thế giới, Nga tuy kinh tế và một số tiềm lực khác chưa bằng Mỹ; nhưng Nga ngang bằng với Mỹ về mặt quân sự, và thậm chí còn vượt Mỹ về một số mặt. Ảnh: Biên đội tàu sân bay, biểu tượng sức mạnh Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù Mỹ được biết đến như một siêu cường, và sức mạnh quân sự của nước này cũng thuộc top đầu thế giới, Nga tuy kinh tế và một số tiềm lực khác chưa bằng Mỹ; nhưng Nga ngang bằng với Mỹ về mặt quân sự, và thậm chí còn vượt Mỹ về một số mặt. Ảnh: Biên đội tàu sân bay, biểu tượng sức mạnh Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Theo thông tin mới đây của Hãng thông tấn Nga TASS, chiếc khinh hạm đầu tiên thuộc đề án 22350 của Nga "Marshal Gorshkov", đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu vượt thanh "Zircon" ở Biển Trắng. Trước đó, tên lửa "Zircon" đã được thử nghiệm vào các tháng 1, 7 và 10/2020. Ảnh: Tàu Gorshkov phóng tên lửa Zircon tháng 12/2020 - Nguồn: Topwar

Nói cách khác, tên lửa "Zircon" đã hoàn thành ít nhất 4 đợt bắn thử trong năm 2020, điều đó có nghĩa là "Zircon" đang tiến tới kế hoạch đưa vào trang bị hàng loạt, không chỉ cho tàu chiến thuộc đề án 22350, mà cả tàu ngầm và các tàu nổi khác của Hải quân Nga; nhất là những "siêu chiến hạm" lớp Kirov. Ảnh: Tên lửa Zircon - Nguồn: Topwar

Tên lửa hành trình siêu vượt thanh "Zircon", được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" mới nhất của Nga; có thể được sử dụng để tấn công các tàu mặt nước lớn, bao gồm cả tàu sân bay và các mục tiêu mặt đất. Ảnh: Tên lửa Zircon - Nguồn: Topwar

Hiện nay trên thế giới, chỉ rất ít quốc gia có tàu sân bay, và hiện nay chỉ có Hải quân Mỹ là có biên đội tàu sân bay theo đúng nghĩa và thường xuyên hoạt động trên khắp các đại dương của thế giới; nhất là các khu vực được coi là "điểm nóng" như Vùng Vịnh, Biển Đông, eo biển Đài Loan …Ảnh: Biên đội tàu sân bay của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ hiện duy trì quy mô khoảng mười tàu sân bay, hoạt động quanh năm. Tất cả các tàu sân bay của Mỹ hiện nay đều chạy bằng năng lượng hạt nhân; những tàu này có tầm hoạt động không giới hạn, chỉ cập cảng để tiếp tế hậu cần hoặc đến chu kỳ sửa chữa; và Hải quân Mỹ hiện có căn cứ cho tàu sân bay của họ ở tất cả châu Âu, châu Á, châu Phi. Ảnh: Biên đội tàu sân bay của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Một vấn đề hầu như trở thành quy luật, đó là khi hàng không mẫu hạm của Mỹ được triển khai ở đâu, có nghĩa là nơi đó gần xảy ra chiến sự. Sự xuất hiện của tàu sân bay Mỹ có thể khiến tình hình thêm nghiêm trọng hoặc cũng có thể khiến mọi chuyện "êm đẹp" trở lại. Ảnh: Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ băng qua eo biển Đài Loan trong cuộc khủng hoảng năm 1995 - Nguồn: Reuters

Sau khi Liên Xô tan rã, tàu chiến Mỹ tiếp tục khiêu khích Nga ở Biển Đen và Viễn Đông, khiến Nga phải dùng "sát thủ" của mình để đối phó với Mỹ. Tất nhiên, điều này cũng cho thấy quyết tâm chống lại sự bá quyền của Nga. Ảnh: Tàu sân bay của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Một ví dụ rõ ràng là vào cuối tháng 11/2020, tàu khu trục USS "John McCain" thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, đã đột nhập vào Vịnh Peter Đại đế của Nga, với danh nghĩa "tự do hàng hải", và vượt qua lãnh hải Nga 2 km. Ảnh: Tàu khu trục USS John McCain - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã nhanh chóng điều tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Vinogradov" để cảnh báo nó lệch hướng, đồng thời cho biết có thể sẽ va chạm với nó, buộc tàu khu trục Mỹ phải sơ tán. Ảnh: Tàu Đô đốc Vinogradov - Nguồn: Topwar

Cùng với đó là Nga bắn thử tên lửa hành trình siêu vượt thanh "Zircon", đã chứng tỏ khả năng phản công mạnh mẽ của Hải quân Nga đối với các hoạt động trên biển. Tốc độ bay của tên lửa siêu thanh Zircon có thể vượt quá Mach 8, với khả năng xuyên phá mạnh và khả năng phóng liên tục nhiều lần. Ảnh: Nga bắn thử tên lửa Zircon - Nguồn: RT

Một khi tên lửa hành trình siêu thanh "Zircon" được đưa vào sử dụng, nó có thể tạo thành một "sát thủ tàu sân bay" mới nữa đối với tàu sân bay Mỹ. Đến lúc đó, tàu sân bay Mỹ có thể không còn chiếm ưu thế trong một cuộc hải chiến trên biển trong tương lai. Ảnh: Tên lửa Zircon - Nguồn: Topwar

Cận cảnh tên lửa Zircon của Nga được phóng đi từ cơ cấu phóng trên cạn.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cau-tra-loi-cua-nga-voi-suc-manh-vo-song-cua-hai-quan-my-1482109.html