Câu trả lời cho 6 điều bí ẩn mà bạn bấy lâu nay vẫn chưa biết vì lười tìm hiểu

Những câu hỏi bình thường có thể khiến bạn bối rối không giải thích được, dù đáp án của chúng có thể có sẵn trên Google.

Vì sao đôi khi chúng ta thường nảy ra những ý tưởng thông minh khi đang tắm?

Bạn bận tâm suy nghĩ 1 vấn đề cả ngày trời, và rồi nghĩ ra cách giải quyết khi đang tắm? Chẳng có gì kỳ quặc ở đây cả. Lý do là, trong thời gian này, não bộ được tạm "đóng" và cơ thể được thả lỏng thoải mái. Tự do không phải suy nghĩ và tắm vòi hoa sen khiến não bộ sáng tạo hơn.

Tắm rửa cũng giống như vận động hay nghe nhạc là yếu tố kích thích sản sinh dopamine trong máu. Bạn thư giãn và chuyển sự chú ý sang yếu tố khác, không bắt não tiếp tục làm việc. Khi đó, ý thức của bạn sẽ biết ơn bạn và cho bạn một câu trả lời đầy sáng tạo.

Tại sao các phù thủy phải có đũa thần để làm phép?

Giáo sư Ronald Hutton từ ĐH Bristol cho biết đũa phép là công cụ hữu ích cho phù thủy tập trung sức mạnh và hướng đến vật cần làm phép.

Tuy nhiên những phù thủy đại tài trong Harry Potter (như thầy Albus Dumbledore) có thể làm phép mà không cần đũa phép. Điều đó có nghĩa họ có khả năng điều khiển sức mạnh tốt đến mức không cần thêm công cụ nào khác.

Vì sao báo lá cải trong tiếng Anh gọi là "yellow"?

"Báo chí lá cải" trong tiếng Anh được gọi là "yellow journalism" (báo chí vàng).

Năm 1895, nghệ sĩ Mỹ Richard Outcault đăng một loạt các bức tranh trong bộ The World. Trong số đó, có bức tranh một đứa trẻ mặc chiếc áo màu vàng nói một số điều hài hước.

Người đọc Mỹ yêu thích những bức ảnh này và gọi cậu bé là "The Yellow Kid" (cậu bé vàng). Ngay sau đó, tờ New York Journal bắt đầu đăng những bức ảnh tương tự và xảy ra tranh chấp giữa hai tờ báo về quyền sử dụng hình ảnh "The Yellow Kid".

Năm 1986, biên tập viên chính của tờ New York Press, Erwin Wardman, đã gọi cả hai tờ báo là “yellow press” vì cả hai đều sẵn sàng sử dụng bất kỳ cách gì để đạt được mục tiêu. Thuật ngữ này đã nhanh chóng trở nên phổ biến.

Vì sao trong các bức ảnh cũ, mọi người thường để tay lên vai nhau?

Khi máy ảnh mới xuất hiện, quá trình chụp ảnh phải mất từ vài phút đến một giờ. Mọi người phải giữ yên tư thế trong thời gian đó để ảnh không bị xấu. Do đó các cửa hàng chụp ảnh có nhiều lựa chọn cho mọi người, chẳng hạn những bức tượng để dựa vào trong thời gian đó.

Nếu có nhiều người trong bức ảnh, việc đặt tay lên vai người khác chính là để thăng bằng cơ thể và đứng bất động.

Tại sao mốc thời gian "9:41" luôn xuất hiện trên quảng cáo các sản phẩm của Apple

Vào thứ 3 ngày 9/1/2007, Steve Jobs phát biểu tại Hội nghị và Triển lãm MacWorld ở thành phố San Francisco, nói về công nghệ mới của tương lai. Ông cho biết ông đã trông đợi ngày này rất lâu rồi. Và đúng 9 giờ 41, ông trình ra chiếc điện thoại iPhone đầu tiên. Do đó, mốc thời gian thường xuất hiện trên các quảng cáo của Apple ở màn hình thiết bị chính là thời gian khi chiếc điện thoại iPhone đầu tiên được công bố.

Vì sao trong các bộ phim Mỹ, nhà vệ sinh không có sự xuất hiện của chổi cọ bồn cầu?

Người Việt Nam hẳn đã thân quen với chiếc chổi cọ bồn cầu thường được đặt trong nhà vệ sinh ở vị trí ngay cạnh bồn cầu.

Nhưng ở các nhà vệ sinh của Mỹ, bạn sẽ khó tìm thấy chiếc chổi cọ bồn cầu, do hệ thống thoát nước ở Mỹ rất mạnh nên mọi thứ sẽ bị cuốn hết đi khi xả nước và không cần dùng chổi cọ nữa.

Trong khi đó, khi đến các khách sạn ở châu Âu, bạn sẽ thường thấy sự hiện diện của chiếc chổi cọ và đó được cho là tiêu chuẩn thông thường.

Ngoài ra, có một giải thích khác đó là người Mỹ rất ghét chiếc chổi cọ bồn cầu. Họ không thoải mái khi cầm chiếc chổi cọ mà không đeo găng tay bảo vệ, và việc dọn nhà vệ sinh thường bị thầy cô và phụ huynh gắn dùng làm "động lực" thúc đẩy con học tập bằng câu nói "Con có muốn sau này phải đi dọn toilet để kiếm sống không?".

Ở các nhà vệ sinh chung của công ty, sẽ có nhân viên dọn vệ sinh mang theo chiếc chổi cọ riêng để dọn dẹp, chứ họ sẽ không để sẵn chổi cọ trong nhà vệ sinh.

(Tham khảo Bright Side)

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/cau-tra-loi-cho-6-dieu-bi-an-ma-ban-bay-lau-nay-van-chua-biet-vi-luoi-tim-hieu-d15662.html