Cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu: Người có chút thành công, kẻ đợi chờ cơ hội

Trong số các cầu thủ Việt Nam từng ký kết hợp đồng với các CLB quốc tế, Đoàn Văn Hậu chính là chân sút có giá trị chuyển nhượng cao nhất lịch sử. Hậu vệ 20 tuổi này đã lên đường sang Hà Lan để hội quân cùng đội bóng mới, hành trình này của Văn Hậu đã đem theo niềm hy vọng đưa bóng đá Việt Nam lên tầm quốc tế. Song, đây cũng là một thách thức lớn với Đoàn Văn Hậu, bởi không phải cầu thủ nào ra nước ngoài cũng gặt hái được thành công.

 Tối ngày 16-9, sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, hậu vệ trái Đoàn Văn Hậu đã chính thức lên đường sang Hà Lan ra mắt CLB Heerenveen với lời hứa sẽ không làm người hâm mộ Việt Nam thất vọng (Theo: Vietnamnet)

Tối ngày 16-9, sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, hậu vệ trái Đoàn Văn Hậu đã chính thức lên đường sang Hà Lan ra mắt CLB Heerenveen với lời hứa sẽ không làm người hâm mộ Việt Nam thất vọng (Theo: Vietnamnet)

Văn Hậu lên đường sang châu Âu thi đấu, không chỉ mang theo hy vọng mà còn có cả nỗi lo canh cánh từ người hâm mộ khi nghĩ đến SEA Games 30 vào tháng 11 tới và cả VCK U23 châu Á đầu năm 2020, bởi tất cả sợ rằng hậu vệ trái giờ thuộc quân số CLB Heereveen không thể góp mặt

Sau khi hội quân với đội bóng của mình, nếu ghi điểm với HLV Johnny Jansen trong những buổi tập sắp tới, Văn Hậu có khả năng sẽ được ra sân thi đấu ngay trong trận Heerenveen đụng độ Utrecht ngày 22-9 tới đây

Hợp đồng giữa Văn Hậu với Heerenveen theo dạng cho mượn kéo dài 1 năm

Giám đốc điều hành Cees Roozemond của Heerenveen tiết lộ Văn Hậu được nhận lương 450.000 euro mỗi năm (trước thuế). Sau khi trừ thuế và các khoản phí khác, Văn Hậu nhận được khoảng 18.000 euro/tháng

Hậu vệ đến từ Việt Nam thậm chí còn nằm trong top 5 cầu thủ nhận lương cao nhất Heerenveen

Trước Văn Hậu, Công Phượng là một gương mặt khác của Đội tuyển Việt Nam cũng từng ký kết những bản hợp đồng quốc tế. Anh từng được gửi sang Mito HollyHock (J-Leauge 2) mùa giải năm 2016 để tu nghiệp

Nhưng tại đây, Công Phượng lại gặp muôn vàn khó khăn trong việc chứng minh năng lực, giữa “rừng” tài năng trẻ của Nhật Bản vốn có trình độ nhỉnh hơn

Trong suốt thời gian ở Mito, Công Phượng chỉ được vào sân thi đấu vỏn vẹn vài chục phút, và bị truyền thông đánh giá là một bản hợp đồng “thất bại”, nặng về tính thương mại

Sang năm 2019, số 10 của đội tuyển Việt Nam có lần thứ 2 "bơi ra biển lớn". Điểm đến của Công Phượng là CLB Incheon United tại giải K.League 1 của Hàn Quốc (Theo: Lao Động)

Tuy nhiên, Công Phượng vẫn chưa có cơ hội "tỏa sáng" và thể hiện tài năng của mình. Tiền đạo sinh năm 1995 không đóng góp bất kỳ bàn thắng cũng như pha kiến tạo nào cho đội bóng mà anh thi đấu

Sau đó, anh tiếp tục sang Bỉ thi đấu cho đội tuyển Sint Truidense

Tuy nhiên, Công Phượng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn tại tây để khẳng định tài năng của mình

Giống với Công Phượng, Lương Xuân Trường cũng từng nhiều lần xuất ngoại (Theo: Zing)

Năm 2016, anh lần đầu sang Hàn Quốc thi đấu. Xuân Trường được đưa tới Incheon FC rồi Gangwon FC nhưng đều không thành công

Tại đây, Xuân Trường chưa thật sự tìm được cơ hội tỏa sáng và thể hiện tài năng của mình

Hình ảnh Xuân Trường khi còn trong màu áo CLB Incheon United

Đầu mùa 2019, Xuân Trường chính thức trở thành người của Buriram United với bản hợp đồng cho mượn. Giống hai lần trước, tiền vệ người Tuyên Quang không được vào sân nhiều và trở lại V.League ở giai đoạn hai

Theo một bản hợp đồng cho mượn, Nguyễn Tuấn Anh từ HAGL sang Yokohama FC (Nhật Bản) vào năm 2016 với nhiều kỳ vọng

Nhưng rồi, những chấn thương hành hạ khiến cựu tiền vệ U19 Việt Nam không thể chiến thắng được chính mình và trở về trong lặng lẽ

Tuấn Anh khi đó được chờ đợi sẽ sớm chữa lành chấn thương đầu gối và tỏa sáng khi trở về. Đáng tiếc, anh phải mất tới ba năm với nhiều đợt chữa trị tiếp theo trước khi tái xuất

Mùa giải 2019, Thai League đón hai cầu thủ Việt Nam

Nếu như Xuân Trường không để lại ấn tượng ở Buriram United thì Đặng Văn Lâm lại sớm trở thành trụ cột tại Muangthong United

Hợp đồng của Văn Lâm với Thái Lan được tiết lộ có giá trị nửa triệu đô

Trong số những cầu thủ Việt Nam ra quốc tế thi đấu, Lê Công Vinh được đánh giá là người thành công nhất (Theo: ANTĐ)

Công Vinh không chỉ một mà những hai lần xuất ngoại, đầu quân cho Leixoes của Bồ Đào Nha năm 2009 và Consadole Sapporo của Nhật Bản năm 2013

Ở mỗi đội bóng của mình, tiền đạo xứ Nghệ đều ít nhiều đặt dấu ấn với việc ghi được 2 bàn thắng. Riêng ở Nhật Bản, Công Vinh nhận 35.000 USD tiền lương cho 5 tháng

Nếu hầu hết các cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài theo hướng tích cực, thì trường hợp của hậu vệ Lương Trung Tuấn lại ngược lại. Năm 2003, anh bị VFF treo giò 3 năm vì dính nghi án bán độ khi đá cho HAGL. Phải tìm một nơi để tiếp tục đá bóng kiếm tiền và duy trì phong độ, Trung Tuấn buộc phải “dạt” sang Thái Lan thi đấu cho Cảng Thái Lan với mức lương khoảng 400USD/tháng, trước khi trở về và dần mất hút

Tương tự Lương Trung Tuấn, tiền đạo Nguyễn Việt Thắng (giữa) từng bị treo giò 3 năm và được gửi sang Câu lạc bộ Porto B năm 2005, nhằm duy trì cảm giác và tích lũy kinh nghiệm để trở lại tranh tài ở V-League

Sau đó, Việt Thắng trở lại đầu quân cho Đồng Tâm Long An, thi đấu khá thành công

Năm 2008, tiền vệ Nguyễn Hữu Thắng của Bình Dương gây tiếng vang khi sang thử việc cho LA Galaxy (đội bóng mà Beckham, Ibrahimovic… đã và đang đầu quân) tại giải nhà nghề Mỹ MLS. Tuy nhiên, Hữu Thắng không để lại nhiều ấn tượng với các tuyển trạch viên, nên đã buộc phải trở lại Việt Nam sau vài tuần

Trước đó năm 2001, tiền đạo Lê Huỳnh Đức từng sang Trung Quốc đầu quân cho Câu lạc bộ Chongquin Lifan. Sau 4 tháng, Huỳnh Đức cũng để lại dấu ấn với 4 bàn thắng

Tiền đạo Lê Huỳnh Đức có thể được coi là người tiên phong mở ra trào lưu ra nước ngoài thi đấu của các cầu thủ Việt Nam

Minh Hạnh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-thao/anh-cau-thu-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-thi-dau-nguoi-co-chut-thanh-cong-ke-doi-cho-co-hoi/825603.antd