Cấu tạo cơ thể đặc biệt giúp ngỗng đầu sọc có thể bay ở độ cao gần 8.000 mét

Nhờ giảm nhiệt độ ở mạch máu gần phổi, ngỗng đầu sọc có thể tuần hoàn nhiều oxy hơn đến cơ ngực, giúp chúng bay cao.

Nguồn: UBC

Nghiên cứu xuất bản hôm 3/9 trên tạp chí eLife mô tả thí nghiệm của Jessica Meir, phi hành gia kiêm nhà sinh lý học, và đồng nghiệp của cô là Julia York, nghiên cứu sinh ở Đại học Texascho biết, họ nhận thấy ngỗng đầu sọc trao đổi chất chậm hơn trong điều kiện oxy hạn chế, làm giảm lượng oxy cần dùng để bay. Chúng cũng áp dựng những chiến lược bay hiệu quả, thay đổi chuyển động sinh học lúc bay hướng lên trên và xuống thấp để bảo toàn oxy.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ máu ở mạch máu của ngỗng đầu sọc giảm khi chúng bay trong điều kiện ít oxy hơn. Hemoglobin, protein liên kết với oxy trong máu, rất nhạy cảm với nhiệt độ. Khi máu lạnh, nó có thể mang nhiều oxy hơn khi máu ấm. Nhờ giảm nhiệt độ ở mạch máu gần phổi, ngỗng đầu sọc có thể tuần hoàn nhiều oxy hơn đến cơ ngực giúp chúng bay.

Lợi thế cơ thể trên đã giúp ngỗng đầu sọc là loài chim bay cao nhất thế giới. Mỗi năm, ngỗng đầu sọc di cư qua dãy Himalaya từ Ấn Độ tới cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc và Mông Cổ. Hành trình bao gồm sự thay đổi độ cao hơn 7.925 mét trong 8 - 12 giờ.

Vũ Đậu (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/video/video-hot/video-cau-tao-co-the-dac-biet-giup-ngong-dau-soc-co-the-bay-o-do-cao-gan-8000-met-a292159.html