Câu chuyện về 26 chiếc nón lá dát vàng 'gây sốt', chứa đựng tinh hoa cả một làng nghề

Đằng sau 26 chiếc nón lá dát vàng mới trình diễn cùng áo dài di sản tại Lễ hội áo dài của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam là những điều hết sức thú vị.

Là một trong những NTK gây ấn tượng mạnh nhất trong những phần trình diễn trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài, BST Áo dài di sản Việt cùng với những chiếc nón lá dát vàng của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam nhận được vô số lời khen ngợi.

Chia sẻ với báo chí sau khi khép lại phần trình diễn, NTK cho biết việc sử dụng nón lá dát vàng đi cùng BST Áo dài di sản Việt thể hiện mong muốn giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra với cộng đồng, bạn bè quốc tế.

Nếu như BST Áo dài di sản Việt đã được biết đến thời gian qua thì hành trình làm ra 26 chiếc nón lá dát vàng cũng là một câu chuyện đầy hấp dẫn. NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã dùng 1 lượng vàng 9999 để dát lên 26 chiếc nón lá này.

Những nghệ nhân của làng nghề Kiêu Kỵ, Hà Nội đã rất kỳ công khi dát cùi vàng ra và dát nhiều lớp lên những chiếc nón lá. Những chiếc lá vàng phải được đặt rất khéo léo để tránh các trường hợp rách hay bể, các lớp vàng sẽ dát không đều.

NTK cũng tận tay dùng một lớp keo trong để các lớp vàng không bị bong tróc, giữ trong một thời gian lâu hơn. Và đây là những kỹ thuật anh đã học được từ các nghệ nhân làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ.

Những chiếc nón lá này cũng được nam NTK đặt mua ở Huế. Để đến được với công chúng qua những phần trình diễn, Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết với những chiếc nón lá đi cùng những chiếc áo dài di sản, anh hy vọng vừa quảng bá được vẻ đẹp Việt Nam vừa quảng bá làng nghề truyền thống nổi tiếng này.

Nói về lý do chọn dát vàng lên nón lá, Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết: “Thực tế tôi đã từng hỗ trợ rất nhiều các trường hợp khó khăn trong xã hội. Trong đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua, tôi đã bỏ ra vài trăm triệu để may khẩu trang tặng những chiến sỹ biên phòng đang làm nhiệm vụ ở các đường mòn, lối mở, hay các tổ chức đang cần đến vật dụng này.

Việc tôi dát vàng lên nón lá có thể rất tốn kém nhưng cá nhân tôi vẫn muốn làm như vậy để tạo thành điểm nhấn, sao cho những hình ảnh di sản, địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước, như: Hoàng Thành Thăng Long; Hồ Hoàn Kiếm; Chùa Một Cột; Khuê Văn Các; Vịnh Hạ Long; Chợ Bến Thành; Thành nhà Hồ; Tràng An; Phong Nha - Kẻ Bàng; Thánh địa Mỹ Sơn… Thậm chí các di sản phi vật thể như: Đờn ca tài tử, hát xoan, quan họ… được nhiều người biết đến hơn, qua chiếc áo dài, chiếc nón lá truyền thống của dân tộc”.

Việc tôi dát vàng lên nón lá có thể rất tốn kém nhưng cá nhân tôi vẫn muốn làm như vậy để tạo thành điểm nhấn, sao cho những hình ảnh di sản, địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước, như: Hoàng Thành Thăng Long; Hồ Hoàn Kiếm; Chùa Một Cột; Khuê Văn Các; Vịnh Hạ Long; Chợ Bến Thành; Thành nhà Hồ; Tràng An; Phong Nha - Kẻ Bàng; Thánh địa Mỹ Sơn… Thậm chí các di sản phi vật thể như: Đờn ca tài tử, hát xoan, quan họ… được nhiều người biết đến hơn, qua chiếc áo dài, chiếc nón lá truyền thống của dân tộc”.

Đạt Phi

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/thoi-trang/cau-chuyen-ve-26-chiec-non-la-dat-vang-gay-sot-tai-le-hoi-ao-dai-20201014170543152.html