Câu chuyện giá vé ở V-League

Bắt đầu từ mùa giải năm nay, giá vé vào sân của các đội bóng V.League 2020 đã có sự cách biệt đáng kể. Đó thực sự là tín hiệu mừng cho bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, câu chuyện kinh doanh bóng đá đã có sự chuyển biến.

Nguồn tài chính của một CLB bóng đá chuyên nghiệp thường được gắn với thành tích, thương hiệu của đội bóng. Các cầu thủ thi đấu tốt để thu hút khán giả đến sân và người xem qua truyền hình, đây là những chỉ số quan trọng được các nhà tài trợ quan tâm. Giá vé các CLB khác nhau, tùy thuộc vào thương hiệu và tình yêu của cổ động viên dành cho cầu thủ.

Thực trạng khán đài Việt Nam

Thường thì đội bóng lớn có nhiều ngôi sao, giá vé sẽ đắt hơn. Lâu nay, tiền thu từ bán vé không lớn nên dường như không mấy CLB V.League quan tâm đến giá vé. Thậm chí có CLB còn mở cửa miễn phí, không bán vé và cố gắng giảm chí phí tối đa của công tác tổ chức trận đấu.

Khá bất ngờ, không phải nhà đương kim vô địch Hà Nội FC hay Viettel, những đội đầu tư khá nhiều việc mua cầu thủ, thuê HLV mà Nam Định mới là đội bóng thu hút nhiều khán giả đến sân nhất. Với lượng khán giả trung bình 15.000 người/trận, thậm chí đội bóng thành Nam còn đứng thứ 6 trong các sân đông khán giả nhất khu vực Đông Nam Á.

Sân Vinh có sức chứa 18.000 chỗ được chia thành 10 khu được chia ra 5 loại giá từ 10.000 đồng/trận đến 70.000 đồng/trận được xem là “giá kích cầu”.

Sân Vinh có sức chứa 18.000 chỗ được chia thành 10 khu được chia ra 5 loại giá từ 10.000 đồng/trận đến 70.000 đồng/trận được xem là “giá kích cầu”.

Với kết quả thi đấu sân nhà không cao, tại V.League 2019 trung bình khán giả đến sân Vinh chỉ 7.000 người/trận, đứng thứ 7. Thực ra, nếu tính chính xác thì lượng khán giả của đội bóng xứ Nghệ phải tốp 3 bởi các trận trên sân Thống Nhất, Gò Đậu, Hàng Đẫy… khán giả SLNA áp đảo chủ nhà.

Sau khi di chuyển từ Hà Nội vào, Sài Gòn FC có khá ít cổ động viên, mùa giải năm ngoái với khán giả trung bình chỉ 3.731 người/trận được coi là ít nhất V.League 2019.

Tín hiệu khởi sắc

Đội bóng của HLV Chung Hae-soung đang có sự đầu tư lớn nhất mùa giải này khi đã sớm có Công Phượng từ Sint-Truidense, chiêu mộ thủ thành Bùi Tiến Dũng từ CLB Hà Nội FC và đang trong quá trình đàm phán để đưa Lee Nguyễn về sân Thống Nhất. Các ngoại binh của đội chủ sân Thống Nhất đều có giá chuyển nhượng thuộc dạng đắt tại V.League.

Đội bóng của HLV Chung Hae-soung đang có sự đầu tư lớn nhất mùa giải này. Ảnh AT.

Đội bóng của Chủ tịch CLB Hữu Thắng đã có sự thay đổi toàn diện cả về chuyên môn lẫn truyền thông, thương hiệu và kinh doanh bóng đá. Theo đó, giá vé lẻ từng trận khán đài A1 sân Thống Nhất từ 100.000 đồng/trận đã được đẩy lên 150.000 đồng/trận.

Theo đó, vé ở khán đài A2 và A3 cũng tăng từ 80.000 đồng ở mùa giải trước lên 100.000 đồng, vé khán đài B tăng từ 40.000 đồng lên 70.000 đồng. Loại vé ở hai khán đài C và D có giá 50.000 đồng, tăng 2,5 lần so với mức giá 20.000 đồng năm ngoái.

Giá cho mỗi tấm vé theo mùa được tăng khoảng 30% từ 1 triệu đồng lên 1,350 triệu cho khu vực khán đài A1. Ở hai khu vực còn lại (A2 và A3), người hâm mộ phải bỏ ra 910.000 đồng. CLB TP.HCM rất khéo léo khi thông báo, vé cả mùa chỉ được xem V.League 2020, những trận đấu Cúp quốc gia, AFC Cup được tách ra, quả là nghệ thuật kinh doanh.

Rõ ràng, so với giá vé sân Thống Nhất thì các cổ động viên sân Thiên Trường có cái giá mềm hơn rất nhiều. Hiện nay, Công ty Cổ phần Thể thao Dược Nam Hà Nam định đã bán vé bao cả mùa, khán đài A1, A2 (800.000đ), khán đài B1,B2 (500.000đ). Đây được coi là cái giá phù hợp với túi tiền người dân thành Nam và đủ để cho khán giả Nam Định có niềm vui cuối tuần cùng đội bóng.

Với SLNA thì V.League 2020 là mùa giải thứ 37 của hạng cao nhất bóng đá Việt Nam mà họ tham gia nên công tác tổ chức rất bài bản. Sân Vinh có sức chứa 18.000 chỗ được chia thành 10 khu được chia ra 5 loại giá từ 10.000 đồng/trận đến 70.000 đồng/trận được xem là “giá kích cầu”. Giá vé bao sân cả mùa cũng chỉ 800.000 đồng và 650.000 đồng lại được xem cả Cúp quốc gia được coi là “đầy thiện chí”.

Sau mùa giải V.League 2017 bức tranh bóng đá Việt Nam ảm đạm, chạm đáy thì giờ đây việc kinh doanh bóng đá đang có sự biến đổi lớn. Nhưng bao giờ tiền thu bản quyền truyền hình, bán vé và đồ lưu niệm của các đội bóng V.League có thể trang trải cơ bản các khoản chi vẫn là một giấc mơ.

An Thanh

Nguồn Nghệ An: http://www.baonghean.vn/cau-chuyen-gia-ve-o-vleague-262719.html