Câu chuyện bí ẩn phía sau những hòn đảo hoang kinh dị nhất thế giới

Nhiều hòn đảo bị bỏ hoang trên khắp thế giới bởi những câu chuyện rùng mình phía sau. Từ những vụ giết người bí ẩn đến vụ nổ núi lửa, hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện đầy bí ẩn về 18 hòn đảo bị bỏ hoang này.

Đảo Hashima ở Nhật Bản từng có 5.000 cư dân vào lúc cao điểm, nhưng đã bị bỏ rơi sau khi mỏ than cạn kiệt vào những năm 70. Hòn đảo này, hiện không có người ở trong hơn 40 năm, gần đây đã mở cửa lại cho những du khách thích khám phá.

St. Kilda có thể là một nơi sinh sản quan trọng đối với loài chim ưng và các loài chim biển khác, nhưng đây không phải là nơi sống lý tưởng cho con người. Cư dân của St. Kilda ở Scotland đã được sơ tán vào năm 1930 và không bao giờ trở lại.

Cảng Suakin ban đầu được Ramses III phát triển vào thế kỷ thứ 10 trước Công Nguyên và từng mang lại sự giàu có và thịnh vượng cho Sudan. Đến nay những gì còn lại chỉ là tàn tích của một chiếc cổng tuyệt đẹp được chạm khắc bằng san hô.

Đảo lừa dối, một hòn đảo ở Nam Cực, đã bị nhiều quốc gia khác nhau tranh giành trong nhiều năm - cho đến khi núi lửa phun trào hai lần, phá hủy gần như tất cả mọi thứ trong vùng lân cận của nó.

Đảo Holland ở Vịnh Chesapeake, nơi từng có hàng trăm thủy thủ và nông dân sinh sống. Đến năm 1922, hòn đảo cứ dần co lại và lũ lụt nghiêm trọng đã khiến tất cả cư dân của hòn đảo phải rời đi. Sau đó nó đã bị xói mòn và chìm vào nước biển.

Đảo McNab đã được định cư bởi thương gia Peter McNab trong những năm 1780. Con cháu của ông sống trên đảo cho đến năm 1934, nhưng sau đó hòn đảo bị bỏ rơi. Ngày nay, hòn đảo này mở cửa cho du khách tới tham quan.

Đảo Brentford Ait ở Luân Đôn, Anh, từng là nhà của Three Swans Pub, một tổ chức khét tiếng quá ồn ào nên nó đã bị đóng cửa. Đến nay, hòn đảo hoang vu này chỉ còn tàn tích là một vài ngôi nhà đổ nát, hoang tàn.

Đảo Ross ở miền nam Andaman, Ấn Độ từng được gọi là "Paris của phương Đông" với các vũ trường lộng lẫy, tiệm bánh, câu lạc bộ, hồ bơi …Sau đó đảo bị Nhật Bản và Anh tuyên bố chủ quyền cho đến năm 1979 được trao cho Hải quân Ấn Độ.

Tortugas khô ở Key West, Florida, từng là một hành lang vận chuyển phát triển mạnh và là cửa ngõ của quốc gia đến Vịnh Mexico. Hòn đảo còn là nơi giam giữ nhiều người dân trong cuộc Nội chiến.

Làng Ukivok trên Đảo King ở Alaska bị bỏ rơi gần 50 năm qua vẫn còn rất đẹp mặc dù nhà sàn đã bị hỏng. Là nơi cư trú của một dân Inupiat địa phương, nhưng khi nước quá lạnh để đánh bắt cá họ buộc phải từ bỏ hòn đảo này.

Cumberland Island là hòn đảo lớn nhất của Georgia và từng là nơi sinh sống của người Mỹ bản địa. Sau khi bị những tên cướp biển Pháp tấn công, đốt cháy hầu hết mọi thứ, nó trở thành một đồn điền.

San Giorgio ở Alga, ngoài khơi bờ biển Venice, Italy, đã không có người ở sau Thế chiến II khi bị một đám cháy lớn tàn phá. Nó đã trở thành địa điểm của một nhà tù chính trị vào năm 1799, và sau này bị bỏ hoang.

Đảo Poveglia Plague ở Venice, Ý đã từng là nơi các nạn nhân dịch hạch từ thế kỷ 14 đến 17 đưa đến nằm chờ chết, và do đó thường được coi là một trong những nơi bị ma ám nhất trên Trái đất, thường được ví như "đảo Shutter thực sự".

Đảo Discovery của Disney World ở Vịnh Bay, Florida, đã bị bỏ hoang sau khi điều kiện trở nên quá nguy hiểm đối với khách du lịch.

Đảo Ōkunoshima, Nhật Bản: Ban đầu là nơi Quân đội Hoàng gia Nhật Bản sản xuất khí độc trong Thế chiến II.Thỏ được cho là đã được đưa đến đảo để kiểm tra hiệu quả của khí độc. Ngày nay, hòn đảo này có hơn 300 con thỏ hoang dã.

Đảo san hô Palmyra bên ngoài Hawaii chưa bao giờ được định cư, mặc dù nó được cho là nơi nhiều con tàu đắm và chứa nhiều kho báu bởi những lời đồn đại nơi đây là địa điểm của một vụ giết người và là hòn đảo bị nguyền rủa.

Quần đảo Antipodes ở New Zealand đã được mệnh danh là không thể ở được vì khí hậu lạnh và gió mạnh.

Đảo Bắc Brother ở thành phố New York được cho là bị ám ảnh bởi bệnh nhân bệnh viện đã từng bị ngược đãi ở đó. Sau đó bệnh viện đóng cửa vào năm 1942.

Hàn Ly (Theo msn)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/du-lich/cau-chuyen-bi-an-phia-sau-nhung-hon-dao-hoang-kinh-di-nhat-the-gioi-897870.html