Cắt nguồn cung cấp nước, Kiev chính thức từ bỏ Crimea

Moscow đã làm thay đổi giá trị và ý nghĩa địa chính trị-địa chiến lược của Crimea nên hành động của Kiev chỉ có thể phản tác dụng mà thôi...

Theo giới phân tích, đại diện Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh hành động của Kiev vi phạm luật pháp Châu Âu, là muốn nói Kiev vi phạm Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế - Công ước Helsinki 1992.

Năm 1992, các quốc gia thành viên Ủy ban Kinh tế Châu Âu của LHQ đã thông qua Công ước Helsinki với mục đích là thúc đẩy việc quản lý chung và bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt tại Châu Âu.Công ước có hiệu lực vào năm 1996.

Phạm vi điều chỉnh của Công ước: yêu cầu các bên ngăn chặn, kiểm soát hoặc giảm thiểu tác động xuyên biên giới, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới theo cách hợp lý và công bằng, đảm bảo quản lý bền vững các nguồn nước này.

Chặn nguồn nước từ kênh Bắc Crimea là Kiev vi phạm Công ước Helsinki 1992

Chặn nguồn nước từ kênh Bắc Crimea là Kiev vi phạm Công ước Helsinki 1992

Nguồn nước xuyên biên giới là bất kỳ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm chảy qua hoặc nằm trên biên giới giữa hai hay nhiều quốc gia. Tác động xuyên biên giới là bất kỳ ảnh hưởng có hại lớn đối với môi trường sống.

Nguyên tắc của Công ước : Các nước ký thỏa thuận song phương hoặc đa phương để giảm thiểu các mâu thuẫn, hoặc thừa nhận các mối quan hệ và hành vi của mình liên quan đến ngăn chặn, kiểm soát và giảm thiểu tác động xuyên biên giới .

Như vậy, rRõ ràng hành động của Kiev, nếu cắt nguồn cung cấp nước cho bán đảo Crimea, là vi phạm Công ước Helsinki 1992. Ngược lại cả Crimea và Nga đều hành động tuân thủ nguyên tắc của công ước này.

Hệ quả sẽ rất tại hại với Ukraine. Bởi khi cố tình vi phạm Công ước Helsinki 1992, Kiev có thể khiến EU giảm sự ủng hộ, thậm chí chấm dứt ủng hộ vấn đề Crimea, mà đây lại là điều quan trọng bậc nhất với họ. Như vậy khác nào Kiev từ bỏ Crimea.

Thứ hai, nếu thực hiện cắt nguồn cung cấp nước cho Crimea, chính quyền Kiev sẽ có thể đánh mất hoàn toàn sự ủng hộ của số ít thành phần dân cư bán đảo này vốn không ủng hộ Nga tái sát nhập Crimea.

Ngày 16/3/2014, tại Crimea đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga và ngày 17/3, Chủ tịch Ủy ban trưng cầu dân ý của quốc hội Crimea Mikhail Malyshev đã họp báo và thông báo kết quả.

Theo đó có 96,77% cử tri Crimea ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương đương với 1,233 triệu cử tri, trong tổng số 1,274 người đi tham gia cuộc trưng cầu. Tỷ lệ cử tri đi tham gia cuộc trưng cầu dân ý này đạt 83,1%.

Như vậy, thực chất có 78,67% cử tri Crimea ủng hộ việc tái sát nhập bán đảo này vào nước Nga và còn tới 21,33% cử tri Crimea không có ý kiến hay có ý kiến khác, trong đó có việc ủng hộ Crimea ở lại với Ukraine.

Có lẽ đến lúc người Tarta Crimea cũng hết kiên nhẫn với những chính trị gia Maidan

Trong thành phần cử tri không ủng hộ tái sát nhập Crimea vào Nga gồm có người Tarta chiếm khoảng 12% dân số Crimea và người Ukraine chiếm khoảng 28% dân số bán đảo này. Đây là lực lượng mà Kiev trông cậy cho kế hoạch lâu dài của mình.

Song nếu Crimea bị cắt nguồn cung cấp nước thì các thành phần này có thể chấm dứt ủng hộ với Kiev. Nước xuyên biên giới là tài sản chung của Ukraine và Crimea, nên việc cắt nguồn nước sẽ khác với cắt nguồn cung cấp điện - tài sản của Ukraine.

Do vậy, Kiev không thể sử dụng việc cắt nguồn nước cho mưu đồ chính trị, mà thực ra chỉ làm khổ người dân Crimea. Khi "dấu ấn" của Nga với đời sống xã hội Crimea còn mờ nhạt, mục đích này của Kiev cũng đã khó thành thực hiện.

Trong khi hiện nay, Moscow đã làm thay đổi cả giá trị và ý nghĩa địa chính trị-địa chiến lược của bán đảo này thì, theo giới phân tích, hành động của Kiev chỉ có thể phản tác dụng mà thôi. Rõ ràng Kiev đã chính thức từ bỏ bán đảo Crimea.

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cat-nguon-cung-cap-nuoc-kiev-chinh-thuc-tu-bo-crimea-3365491/