Cặp vợ chồng thoát nghèo nhờ bán cơm kiếm 2,2 tỷ đồng/ tháng

'Khởi nghiệp' cách đây 10 năm với quán cơm bình dân, chính chủ cửa hàng cũng không thể ngờ lại có lượng khách lớn ưa chuộng những món ăn này. Danh tiếng của quán ăn ngày càng được khẳng định, đem đến thu nhập 2,2 tỷ đồng mỗi tháng.

Chẳng ai có thể nghĩ rằng chỉ với 3.000 ringit (khoảng 16 triệu đồng), người phụ nữ Malaysia lại có thể kiếm tới 400.000 Ringit/tháng (2,2 tỷ đồng) nhờ mở quán ăn phục vụ món cơm Nasi Lemak truyền thống. Câu chuyện khởi nghiệp thành công của Saleha Abdullah đang được chia sẻ rộng rãi tại Malaysia và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.

Khởi nghiệp với món cơm truyền thống của Malaysia từ năm 2009, đến nay, hai vợ chồng chủ quán đã kiếm được 2,2 tỷ đồng một tháng.

Khởi nghiệp với món cơm truyền thống của Malaysia từ năm 2009, đến nay, hai vợ chồng chủ quán đã kiếm được 2,2 tỷ đồng một tháng.

Quán phục vụ một món duy nhất là món cơm Nasi Lemak, nấu cùng nước dừa, ăn kèm dưa chuột, lạc rang và các loại thịt đa dạng.

Vào năm 2009, Saleha Abdullah cùng chồng mở một quán cơm nhỏ ở Kampung Pandan - một ngôi làng nhỏ thuộc khu Titiwangsa, phía đông Kuala Lumpur. Ban đầu mỗi ngày, 2 vợ chồng chỉ nấu 1kg gạo để nấu cơm, tuy nhiên lượng gạo tăng lên từng ngày do khách kéo đến ngày một nhiều. Vào thời điểm đó, Saleha đầu tư khoảng 16 triệu đồng vào quán cơm này và thuê 20 nhân viên phục vụ.

Saleha cho biết, ý tưởng mở quán xuất phát từ chồng cô. Lúc đó, cô đang phụ giúp mẹ bán hàng ăn tại một quán nhỏ. Tuy nhiên, chồng của Saleha muốn mở rộng kinh doanh bằng cách bán cơm Nasi Lemak. Và hai vợ chồng đã hiện thực hóa ý tưởng đó, mà không cần vay ngân hàng.

Cửa hàng nhỏ của Saleha khi mới bắt đầu khởi nghiệp.

Với doanh thu khủng, thời gian gần đây Saleha liên tục được mời phỏng vấn để chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng tới mọi người.

Nasi Lemak là món cơm béo ngậy truyền thống của Malaysia. Cơm được nấu từ gạo và nước dừa, ăn cùng dưa chuột, đậu phộng rang, cá khô, thịt nai khô, tương ớt, đôi khi có thêm thịt gà, thịt bò, hải sản hoặc cà ri cừu. Vị béo ngậy của nước dừa kết hợp với hương vị cà ri cùng sự đa dạng của các thành phần nguyên liệu khiến món cơm trở thành "đặc sản", thu hút dân bản địa và khách địa phương đến với quán cơm của Saleha.

Khi công việc kinh doanh cơm càng ngày càng phát triển, cô chi tiền mua xe tải để chuyển đồ ăn cho khách và dùng một ứng dụng giao đồ ăn nhằm tăng doanh số bán hàng.

Hiện tại, doanh số bán hàng đã ổn định ở mức 2,2 tỷ đồng mỗi tháng - một con số không tưởng với nhiều người. Được biết, Saleha đã đầu tư để mua được một cơ ngơi lớn hơn với giá 3,8 triệu Ringit (khoảng 21 tỷ đồng). Quán phục vụ rất sớm, từ 5h30 sáng đến 12 giờ đêm nhưng luôn tấp nập khách ra vào.

Khi được hỏi về bí quyết làm nên các đĩa cơm ngon, Saleha cho biết: "Không có gì lạ ở món cơm Nasi Lemak của tôi, chỉ là cách nấu cần phải đúng, bạn cần chân thành với những gì đang làm. Tôi sẽ không bao giờ thay đổi bất cứ điều gì trong công thức. Tôi sợ mọi người sẽ bỏ đi nếu thay đổi bất cứ điều gì".

Từ một quán cơm nhỏ ven đường, Saleha đầu tư mua một cửa hàng lớn hơn để phục vụ khách.

Cơm Nasi Lemak mất đến 6-7 tiếng đồng hồ để nấu chín ngon. Mỗi ngày, chủ quán bán khoảng 2000 suất cơm như vậy.

Lượng khách đến ăn tại quán và khách đặt giao hàng luôn luôn đông.

Cơm của cửa hàng được giao đi khắp mọi nơi.

Khi đến cửa hàng, khách luôn phải xếp hàng khá lâu mới mua được cơm, nhưng ai nấy đều vui vẻ.

Quán cơm bình dân nhưng khá nổi tiếng nên ai cũng đều muốn chụp ảnh check-in.

Một số hình ảnh về món cơm hấp dẫn mang về lợi nhuận khủng cho chủ quán.

Hải Vân

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/cap-vo-chong-thoat-ngheo-nho-ban-com-kiem-22-ty-dong-thang-86677.html