Cập nhật về dàn vũ khí phòng không Việt Nam lừng lẫy thế kỷ 21

Trong biên chế của Quân đội Việt Nam có một loạt các loại vũ khí phòng không rất hiện đại, trong đó, không ít loại vũ khí từng khiến không quân Mỹ lừng lẫy thế giới ngậm ngùi, kinh sợ.

Đầu tiên phải kể đến tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina xuất hiện trong biên chế của Lực lượng Phòng không Không quân Việt Nam từ thời chống Mỹ. Đây có thể coi là tổ hợp tên lửa phòng không chiến lược đầu tiên mà Việt Nam sở hữu. Nguồn ảnh: TL.

Đầu tiên phải kể đến tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina xuất hiện trong biên chế của Lực lượng Phòng không Không quân Việt Nam từ thời chống Mỹ. Đây có thể coi là tổ hợp tên lửa phòng không chiến lược đầu tiên mà Việt Nam sở hữu. Nguồn ảnh: TL.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn có ít nhất 30 tổ hợp S-75 Dvina đang làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời Việt Nam, toàn bộ trong số đó đã được nâng cấp lên phiên bản SA-2M3 Volga-2. Nguồn ảnh: TL.

Tiếp theo phải kể đến tổ hợp S-125 Neva, đây là tổ hợp tên lửa đất đối không do Liên Xô sản xuất nhằm bổ sung sức mạnh cho các tổ hợp S-75. Nguồn ảnh: Longest.

Hiện tại trong biên chế của Việt Nam còn có khoảng 40 tổ hợp loại này, tất cả đều đã được nâng cấp lên phiên bản Pechora-2TM và Pechora-3M. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài ra, chúng ta còn sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub. Đây là tổ hợp tên lửa đất đối không cơ động cao, được thiết kế nhằm bảo vệ đội hình hành quân hoặc các mục tiêu quan trọng mang tính chiến lược. Nguồn ảnh: TL.

Hiện tại, Việt Nam vẫn còn đang sử dụng ít nhất 10 tổ hợp tên lửa loại này trong biên chế lực lượng Phòng không Không quân. Nguồn ảnh: Pinterest,

Loại tên lửa phòng không chiến lược hiện đại nhất mà Việt Nam đang sở hữu đó chính là tổ hợp S-300. Tổ hợp tên lửa đất đối không này được Liên Xô sản xuất và Nga cải biến, có thể được sử dụng để đánh chặn được cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Nguồn ảnh: TL.

Trong quá khứ, Việt Nam đã mua 2 tiểu đoàn S-300 phiên bản S-300PMU-1 từ Nga với giá tổng cộng 300 triệu USD. Nguồn ảnh: TL.

Một loại tổ hợp tên lửa phòng không di động khác Việt Nam cũng đang sở hữu nhưng ít ai biết tới đó là 9K35 Strela-10. Đây là loại tên lửa đất đối không tầm thấp, điều khiển bằng hồng ngoại/quang học và có độ cơ động rất cao. Nguồn ảnh: VOV.

Hiện tại trong biên chế của Việt Nam đang có ít nhất 20 tổ hợp tên lửa đất đối không loại này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Với tên lửa phòng không vác vai, Việt Nam hiện đang sở hữu và sử dụng phổ biến bậc nhất là loại tên lửa Strela-2 hay còn có tên 9K32. Nguồn ảnh: TL.

Đây là loại tên lửa phòng không có tầm bắn tối đa 4200 mét và khả năng diệt mục tiêu được cho là tương đương với loại FIM-43 do Mỹ sử dụng. Loại vũ khí này cực kỳ phù hợp với các mục tiêu bay tầm thấp có độ cơ động kém như máy bay bổ nhào, trực thăng hoặc máy bay vận tải. Nguồn ảnh: QPVN.

Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER6 do Israel sản xuất. Đây là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp duy nhất đang được Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Danviet.

Việt Nam đang có trong biên chế 5 tổ hợp tên lửa loại này, kèm theo đó là khoảng 200 đầu đạn tên lửa loại Python-5. Nguồn ảnh: Wiki.

Với pháo phòng không tự hành, chúng ta đang sở hữu và sử dụng hai loại tổ hợp, đầu tiên là tổ hợp ZSU-23-4 Shilka. Nguồn ảnh: QĐND.

Đây là tổ hợp phòng không tự hành cỡ nòng 23mm nhưng có tới 4 nòng pháo, cung cấp hỏa lực cực kỳ dày đặc, thích hợp khi đối đầu với các máy bay tầm thấp, tốc độ chậm của đối phương. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài ra, chúng ta còn sở hữu khoảng 100 tổ hợp ZSU-57-2 cũng do Liên Xô sản xuất và viện trợ trong quá khứ. Giống với ZSU-23-4 kể trên, tổ hợp ZSU-57-2 cũng có cấu tạo đa nòng pháo. Nguồn ảnh: TL.

Tuy nhiên ZSU-57-2 chỉ có hai nòng pháo, mỗi nòng có cỡ 57mm. Tuy không thể cung cấp mật độ hỏa lực dày đặc như ZSU-23-4, tuy nhiên mỗi viên đạn 57mm của ZSU-57-2 lại có sức công phá khủng khiếp hơn nhiều lần. Nguồn ảnh: TL.

Theo Khắc Đôn/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/cap-nhat-ve-dan-vu-khi-phong-khong-viet-nam-lung-lay-the-ky-21/20191115100827165