Cấp bách ứng phó mưa lũ tại miền Trung

(Chinhphu.vn) – Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương vừa yêu cầu các địa phương, cơ quan liên quan chủ động phòng tránh, hạn chế thấp nhất thiệt hại, sơ tán dân khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở núi, lũ quét, ngập sâu.

Trong 18 giờ qua, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến từ 50 – 100mm, có nơi trên 200mm. Lũ lên cao trên các sông từ Hà Tĩnh - Quảng Bình Theo Trung tâm Dự báo Khí tưởng Thủy văn Trung ương, đợt mưa lớn còn kéo dài khoảng 2 - 3 ngày tới, tập trung ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình. Do mưa lớn, lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình đang lên nhanh và ở mức cao. Trung tâm dự báo, đợt mưa lớn còn kéo dài khoảng 2 - 3 ngày tới, mưa lớn tập trung ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình tiếp tục lên nhanh. Đặc biệt, mực nước trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ tối và đêm nay dự báo lên mức 16,2m, trên BĐ3 2,7m, tương đương lũ lịch sử năm 2007. Trung tâm cảnh báo đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Tình hình mưa lũ còn diến biến phức tạp Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại chỗ Để chủ động đối phó và đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng mưa, lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hai do thiên tai gây ra, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có công văn yêu cầu Ban chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 30/CĐ-PCLBTW hồi 15 giờ ngày 14/10/2010 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương. Cảnh báo cho nhân dân biết về diễn biến mưa, lũ và những khu vực có nguy cơ sạt lở, để không bị bất ngờ và chủ động phòng tránh; hạn chế thấp nhất thiệt hại, đặc biệt là về người; sơ tán dân khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở núi, lũ quét, ngập sâu; dự phòng lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm và phương tiện tại chỗ, ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lũ, chia cắt. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại chỗ; tổ chức kiểm tra, rà soát các hồ chứa nước (thủy lợi và thủy điện) để có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn khi có tình huống xấu xảy ra. Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và lãnh đạo các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy đã thành lập các đoàn công tác về cơ sở vùng ngập lụt chỉ đạo, giúp dân chống lũ. Trong đêm qua và sáng 16/10, các xã Châu Hóa, Văn Hóa, Cao Quảng , Mai Hóa, Tiến Hóa, Đồng Hóa, Thạch Hóa, Phong Hóa, Thuận Hóa đã khẩn trương sơ tán hơn 5.000 hộ dân lên vùng cao. Huyện Lệ Thủy đã huy động lực lượng xung kích tại chỗ giúp dân sữa chữa lại nhà bị tốc mái và chuẩn bị phương án tổ chức di dời dân vùng thấp khi nước lũ dâng cao bảo đảm an toàn cho người và gia súc. Nhiều nhà cửa, hoa màu, tuyến đường bị ngập Mưa lớn gây ngập lụt nhiều thôn của 33 xã dọc theo lưu vực các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Quốc lộ 15 đoạn từ thành phố Hà Tĩnh đi Hương Khê bị ngập sâu 1,5m tại xã Hà Linh, một số tuyến giao thông liên xã bị ngập sâu từ 0,5m đến 0,8m. Theo ước tính ban đầu, có 3.400 hộ bị ngập, 30 trường học, trạm y tế bị ngập. Diện tích lúa mùa bị ngập 410 ha, ngô vụ đông 1.200 ha. 120 cầu cống bị xói lở hư hỏng. Đập Khe Mơ ở xã Sơn Hàm (Hương Sơn) dung tích 700.000 m3 bị vỡ lúc 7 giờ sáng nay. Theo ông Mai Lê Long, Trưởng ga Đồng Hới, trên tuyến đường sắt Đồng Hới-Vinh đã có nhiều đoạn bị ngập nước lũ ở nhiều nơi làm tắc đường. Hiện có hai đoàn tàu chở hơn 600 hành khách từ thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội đã bị kẹt phải đỗ lại tại ga Đồng Hới và ga La Khê (Huyện Tuyên Hóa). Ngày 16/10, tàu chở khách Đồng Hới-Vinh tới ga Kim Lũ cũng phải quay trở lại ga Đồng Hới. Nước lũ hiện đang dâng cao, ngành đường sắt có khả năng phải sử dụng phương án tăng bo hành khách bằng ô tô từ ga La Khê theo đường Hồ Chí Minh ra ga Vinh và đường Quốc lộ 1A từ Đồng Hới ra Vinh. Sau đó hành khách được chuyển tiếp bằng tàu hỏa đi Hà Nội. An Bình

Nguồn Chính Phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/home/cap-bach-ung-pho-mua-lu-tai-mien-trung/201010/40826.vgp