Cao thủ ngụy trang ấu trùng bướm đêm trong tự nhiên

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã David Weiller đã chia sẻ hình ảnh ấn tượng về khả năng ngụy trang tài tình của ấu trùng bướm đêm.

Cao thủ ngụy trang trong tự nhiên của ấu trùng bướm đêm

Cao thủ ngụy trang trong tự nhiên của ấu trùng bướm đêm

Các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã giúp chúng ta 'giữ liên lạc' với những sinh vật kỳ lạ và quý hiếm nhất cư trú trên Trái đất. Nhờ có đội ngũ nhiếp ảnh gia, chúng ta biết được hình dạng của nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như đại bàng Philippines, tê tê bụng trắng.

David Weiller, sống ở Pháp là một trong những nhiếp ảnh gia như vậy. Ông chuyên săn hình ảnh sống động về những sinh vật lạ kỳ từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã từng ghi lại khoảnh khắc về những con chim ruồi đuôi gai, đến những con ruồi đầu búa kinh dị ở Costa Rica.

David Weiller bắt đầu với đam mê của mình vào năm 2008 khi ông có chuyến du lịch tới châu Phi, tham quan nhiều địa điểm thiên nhiên hoang dã.

Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã này lại khiến khán giả ngỡ ngàng với hình ảnh về khả năng ngụy trang tài tình của một ấu trùng.

Có rất nhiều loài trong tự nhiên nổi danh với khả năng ngụy trang tài tình như bướm trông giống chiếc lá khô, bướm đêm có đôi cánh vẽ cảnh kinh dị trên cánh hay bọ sát thủ đáng sợ ... Nhưng hình ảnh ấu trùng bướm đêm mà nhiếp ảnh gia động vật hoang dã David Weille ghi lại được trong rừng nhiệt đới Madagascar được cho ấn tượng nhất.

Sinh vật ngụy trang trông giống như một mảng rêu bám vào thân cây như một phần của cây thực sự.

David Weille cho biết ấu trùng đã phát triển thành lớp bảo vệ ngụy trang hoàn hảo để ngăn chặn các cuộc tấn công từ kẻ thù như chim và các loài săn mồi khác.

Mặc dù nhiếp ảnh gia động vật hoang dã David Weille không cung cấp quá nhiều thông tin chi tiết về sinh vật nhưng có đề cập rằng đây là ấu trùng bướm đêm ngụy trang sinh sống bên trong khu rừng nhiệt đới Andasibe, Madagascar.

Không rõ làm thế nào mà ấu trùng có thể bao phủ toàn cơ thể bằng những mảnh vụn tự nhiên lạ mắt hầu như không thể phát hiện ra sinh vật sống trên cây.

Trên thực tế, khi sinh vật không di chuyển, cách duy nhất để phát hiện nó còn sống là nhìn đó đi vệ sinh. Nhiếp ảnh gia là một trong những người có ghi lại được khoảnh khắc đó.

HD (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/cao-thu-nguy-trang-au-trung-buom-dem-trong-tu-nhien-265839.html