Cảnh sát Hồng Kông đã mềm mỏng nhưng cương quyết chấm dứt cuộc biểu tình bạo lực như thế nào?

Các cuộc biểu tình Hồng Kông khởi đầu bằng hy vọng, rồi chuyển thành bạo lực và kết thúc trong sự tuyệt vọng.

Ảnh: Bloomberg

Theo một bài đăng mới đây trên Wall Street Journal, khi cảnh sát lùng sục một khu học xá trường đại học đã bị bỏ hoang và tàn phá, tình thế bế tắc kéo dài 12 ngày giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã chính thức chấm dứt, một trong những vụ việc gây bất ổn tồi tệ nhất của năm nay đã chuyển thành ngừng bắn có thỏa thuận.

Trong ngày thứ Năm, cảnh sát Hồng Kông đã thu thập hàng trăm thiết bị gây nổ tự chế, rất nhiều vũ khí sơ khai và nhiều các vật dụng chiến đấu khác bên trong trường Đại học Bách khoa Hồng Kông sau khi trường này bị chiếm đóng trong khoảng thời gian dài bởi người biểu tình.

Vào tuần trước, khu học xá của trường từng là nơi diễn ra một trong những trận đối đầu khốc liệt nhất trong suốt 5 tháng bất ổn. Hơn 1 nghìn người biểu tình với lập trường quan điểm cứng rắn với thiết bị gây nổ tự chế, mũi tên đã đáp trả không ngừng chống lại cảnh sát địa phương suốt 12 tiếng.

Người biểu tình đã biến Đại học Bách khoa Hồng Kông thành pháo đài, họ chiếm đóng các phòng học, kéo bàn ghế ra chặn các lối vào, biến các khu vực căng tin thành khu vực chiếm đóng, biến nhà thể chất thành nơi ngủ và chuyển các phòng sinh hoạt chung của sinh viên thành nơi chế vũ khí.

Trong tuần qua, số người biểu tình giảm đi chóng mặt khi hàng trăm sinh viên đầu hàng hoặc bị bắt hoặc tự đầu hàng cảnh sát để đổi lấy tự do. Nhiều người khác chạy trốn bằng cách trèo tường, bằng cách đu dây thừng ra ngoài hoặc thông qua hệ thống ống ngầm.

Vụ chiếm đóng đã đánh dấu cho chuỗi ngày căng thẳng của phong trào biểu tình vốn ám ảnh bởi lo sợ về một vụ tấn công kiểu Thiên An Môn. Cuối cùng, nỗ lực của cảnh sát trong việc xuống thang căng thẳng và kéo những người trẻ tuổi nhất ra khỏi cuộc biểu tình đã thành công, mọi chuyện đã kết thúc trong hòa bình.

Những gì diễn ra tại trường đại học đã hỗ trợ tâm lý cho những người biểu tình trên đường, sau đó Quốc hội Mỹ thông qua luật bảo vệ Hồng Kông và được ký kết bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày thứ Tư.

Vào ngày Chủ Nhật, số lượng người dân Hồng Kông cao kỷ lục đã tìm đến bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu của thành phố, thể hiện sự ủng hộ của họ đối với phong trào biểu tình và những người ủng hộ dân chủ bằng cách bỏ phiếu để người có quan điểm dân chủ thắng với tỷ lệ rất cao. Hồng Kông đã có một tuần yên bình nhất trong nhiều tuần, dù rằng người biểu tình đã lên kế hoạch tiếp tục trong những ngày tới.

Trước đó, cảnh sát đã có cách tiếp cận mềm mỏng hơn với các cuộc biểu tình, trong đó có rất nhiều học sinh trung học. Chính sách chờ đợi đã phát huy tác dụng, nhiều người biểu tình quá đói và kiệt quệ về tinh thần, thể xác cũng đã phải đầu hàng.

Trong sáng ngày thứ Năm, cảnh sát đã vào được khu học xá trong một chiến dịch đặc biệt của cảnh sát, họ nhắm đến việc thu thập vũ khí và bằng chứng phá hủy chứ không tìm người biểu tình. Đồng thời họ cung cấp hỗ trợ y tế cho người biểu tình.

Sau 2 ngày giao tranh dữ dội, một bước đột phá của chiến dịch chấm dứt biểu tình đã diễn ra: Cảnh sát tuyên bố rằng những người biểu tình tuổi dưới 18 có thể rời đi mà không bị bắt chỉ nếu họ nói tên và thông tin cá nhân.

Một người biểu tình cho biết anh hiểu tại sao người biểu tình lại muốn chiếm đóng trường đại học, thế nhưng anh nói rằng thực ra người biểu tình đã sai lầm, bởi khi tất cả các ngả đường bị chặn lại, sẽ chẳng còn đường lui nào cả.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/canh-sat-hong-kong-da-mem-mong-nhung-cuong-quyet-cham-dut-cuoc-bieu-tinh-bao-luc-nhu-the-nao-3528850.html