Cảnh quan, kiến trúc của TP.HCM xưa và nay

Những hình ảnh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và TP.HCM ngày nay được trình bày cạnh nhau, cho phép chúng ta thấy được sự thay đổi cảnh quan kiến trúc của thành phố.

 Sách Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay, tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling và Võ Chi Mai (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM phát hành tháng 11/2020) giới thiệu hình ảnh, thông tin về cảnh quan, đường phố đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn từ thế kỷ 19 cho đến nay là TP.HCM. Trong cuốn sách, những hình ảnh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và các ảnh ngày nay ở TP.HCM do Tim Doling chụp được trình bày cạnh nhau để so sánh cảnh quan kiến trúc xưa với ngày nay. Trong ảnh là Quảng trường nhà hát vào khoảng đầu thập niên 1900 và ngày nay (ảnh dưới).

Sách Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay, tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling và Võ Chi Mai (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM phát hành tháng 11/2020) giới thiệu hình ảnh, thông tin về cảnh quan, đường phố đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn từ thế kỷ 19 cho đến nay là TP.HCM. Trong cuốn sách, những hình ảnh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và các ảnh ngày nay ở TP.HCM do Tim Doling chụp được trình bày cạnh nhau để so sánh cảnh quan kiến trúc xưa với ngày nay. Trong ảnh là Quảng trường nhà hát vào khoảng đầu thập niên 1900 và ngày nay (ảnh dưới).

Phố Catinat với nhà hàng khách sạn - Café de la Terrasse et Hotel đầu thế kỷ 20 và đường Đồng Khởi ngày nay với khách sạn Caravelle bên trái. Địa chỉ Café de la Terrasse et Hotel là 130 rue Catinat và khách sạn Caravelle 132 rue Catinat.

Khách sạn Majestic vừa được xây xong ở góc đường Catinat và Quai de Commerce năm 1925 và khách sạn Majestic ngày nay trên góc đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng. Kiến trúc của khách sạn Majestic ban đầu rất ấn tượng theo phong cách art-nouveau (nghệ thuật mới).

Tòa nhà trụ sở công ty Diethelm (Maison Diethelm) ở góc đường rue Pellerin (đường Pasteur) và quai de l’Arroyo Chinois (quai de Belgique, bến Chương Dương, đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 1), 29 quai de Belgique và số 1-3-5-7 rue Pellerin. Đối diện với nhà này là trụ sở của công ty xay lúa gạo và buôn bán gạo Rauzy et Ville ở số 2-4-6-8 rue Pellerin. Ngày nay, nơi này là trụ sở của Ngân hàng Vietcombank.

Sài Gòn năm 1949. Trụ sở Công ty Hàng không Pháp S.I.T.A trên đường Tôn Đức Thắng, nay là khách sạn Riverside.

Tiệm bán rượu chát của ông Poujade de Ladevèze cuối thế kỷ 19 - góc đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) và rue d’ Amiral Dupré (Đông Du), quận 1. Hình ảnh từ công trường Mê Linh đầu đường Hai Bà Trưng đi về hướng bắc ở phía trái.

Đường Paul Blanchy năm 1947 vẫn còn nhỏ hẹp, vắng xe, nhà hai bên ít, với hàng cây xanh dọc hai bên đường, phía xa là nhà thờ Tân Định và đường Hai Bà Trưng ngày nay.

Chợ Tân Định trong thập niên 1950 và chợ Tân Định ngày nay.

Cảnh tan trường của nữ sinh Pháp Marie Curie trước đây và trường Marie Curie ngày nay.

Tòa nhà SFFC - BFC - công ty Tài chính Pháp và Thuộc địa - Ngân hàng Pháp Hoa (năm 1965) và Ngân hàng Mekong Housing Bank ngày nay.

Ga xe lửa Sài Gòn đầu thế kỷ 20 và công viên 23 tháng 9 ngày nay.

Góc đường Bourdonnet (Lê Lai) và Schroeder (Phan Châu Trinh) thập niên 1950 và nay.

Minh Châu - Quỳnh My

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/canh-quan-kien-truc-cua-tphcm-xua-va-nay-post1157550.html