Cảnh khó tin trong nhà hát trăm tỷ ở ngoại thành Hà Nội

Nhà hát huyện Đan Phượng (Hà Nội) được đầu tư hơn 117 tỷ đồng với kỳ vọng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Nhưng sau 6 năm, công trình vẫn dang dở vì chưa đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.

XEM CLIP:

Nhà hát huyện Đan Phượng (Hà Nội) nằm trong khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, công trình được thiết kế cao 5 tầng, với tổng diện tích sàn trên 7.000 m2, diện tích sử dụng đất hơn 10.500 m2, tổng mức đầu tư trên 117 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2012-2014.

Nhà hát được xây dựng với quy mô hoành tráng, kiến trúc khá hiện đại. Bên ngoài được ốp lớp kính và đá đen bóng loáng, bên trong thiết kế hiện đại.

Với 40 phòng chức năng, muốn đi vào nhà hát phải lên khoảng 20 bậc thềm lát đá, trong khu biểu diễn là một hội trường rộng 700 ghế ngồi và một sàn diễn rộng tới hàng trăm mét vuông.

Nằm ở trung tâm huyện, nhà hát có diện tích đất xây dựng 10.556m2, với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách huyện

Nằm ở trung tâm huyện, nhà hát có diện tích đất xây dựng 10.556m2, với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách huyện

Thời điểm khởi công, huyện Đan Phượng dự kiến xây dựng nhà hát này trong 2 năm (2012-2014). Tuy nhiên, sau 2 năm thì dừng thi công do thiếu vốn, phải đến đầu năm 2016 mới cơ bản hoàn thành.

Công trình được kỳ vọng sẽ nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, trải qua 6 năm nhà hát vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh - Giám đốc Trung tâm VHTT&TT huyện cho biết nhà hát vẫn có những hoạt động nhỏ, ít người, tổ chức các lớp văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bồi dưỡng năng khiếu ở một số phòng, khu phụ trợ cho học sinh. Nếu biểu diễn lớn, đông người đúng quy mô của nhà hát thì phải sau khi hoàn thiện phòng cháy chữa cháy mới tổ chức được.

"Theo tôi được biết, trong thời gian tới sẽ hoàn tất các hạng mục phòng cháy chữa cháy, nhà hát sẽ hoạt động toàn bộ", ông Vĩnh thông tin.

Trả lời báo chí mới đây, Phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng nói: Tên là nhà hát, nhưng thực ra đây là trung tâm văn hóa đa chức năng, vừa biểu diễn nghệ thuật, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Huyện đặt mục tiêu đến đầu năm 2019 sẽ hoàn thành những hạng mục còn lại, đưa nhà hát vào hoạt động chính thức.

Công trình được kỳ vọng trở thành trung tâm văn hóa của huyện Đan Phượng và các huyện xung quanh như Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức

Trải qua 6 năm xây dựng, đến nay các hạng mục của nhà hát này cơ bản đã hoàn thành, nhưng vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức

Kiến trúc công trình hiện đại, phía ngoài được ốp kính và đá granit

Nhiều hạng mục làm bằng kính cường lực, inox sáng loáng. Tuy nhiên xung quanh nhà hát cỏ mọc um tùm

Cửa đóng then cài, nhà hát thỉnh thoảng mới tổ chức một số hoạt động nhỏ ở ngoài sảnh

Bên trong nhà hát, ngoài khu vực chính phục vụ biểu diễn là hệ thống phòng, công trình chức năng, phụ trợ đầy đủ. Tuy nhiên trong số 40 căn phòng chỉ có một số phòng được tận dụng để học múa hát

Trong khu biển diễn chính ở tầng 1 là một hội trường rộng 700 chỗ ngồi và một sàn diễn rộng tới 535 m2

Hệ thống ánh sáng, âm thanh hiện đại

Phong cách thiết kế khá hiện đại nhưng bên trong hầu như bị phủ bụi

Các thiết bị được bọc ni lông do lâu ngày không sử dụng

Trên các tầng, hàng chục căn phòng để không

Hành lang các tầng không một bóng người

Một số khu vực tường có dấu hiệu nứt, xuống cấp dù rất ít được sử dụng

Tầng 1 nhà hát

Hàng cây, thảm cỏ bên ngoài

Trần Thường

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/canh-kho-tin-trong-nha-hat-tram-ty-hoanh-trang-o-ngoai-thanh-ha-noi-483992.html