Cảnh, Dũng và…

Tôi và Ngô Tiến Cảnh về làm việc tại Báo Quảng Ninh gần như cùng thời điểm, cuối năm 1987 và đầu năm 1988. Hai đứa cùng lính trở về, lại 'cánh thơ thẩn' nên đều cảm thấy dễ gần ngay lần đầu chạm mặt.

Nhà báo - nhà thơ Ngô Tiến Cảnh.

Nhà báo - nhà thơ Ngô Tiến Cảnh.

Trước đó, chúng tôi biết nhau qua người thứ ba: Nhà thơ Trần Nhuận Minh. Số là giữa năm 1984, tôi được Thiếu tướng Quốc Tuấn - Phó tư lệnh Chính trị Đặc khu Quảng Ninh chỉ thị làm tập thơ đầu tiên của Đặc khu Quảng Ninh - một trong những công trình chào mừng 40 năm Ngày Truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 (1944-1984). Tôi liên hệ với anh Trần Nhuận Minh, đề nghị anh cộng tác, tập hợp thơ của một số tác giả. Tập thơ “Cánh cung Đông Bắc” ra đời, trong đó có thơ Ngô Tiến Cảnh.
***“Túi thơ” của Ngô Tiến Cảnh đầy đặn 5 tập xuất bản rất đều, 5 năm/tập: “Trăng” 1990, “Lặng lẽ” 1995, “Lá và Lửa” 2000, “Đồng Vọng” 2005, “Vọng Biển” 2010. Ngô Tiến Cảnh đã bốn lần được nhận giải thưởng “Văn nghệ Hạ Long”, trong đó tập thơ “Trăng” đoạt giải nhất.Không chỉ viết báo, làm thơ, Ngô Tiến Cảnh còn có nhiều ca khúc về quê hương Đất mỏ. Cuối năm 2011, Ngô Tiến Cảnh “trình làng” đêm thơ - nhạc “ Cẩm Phả ơi”, đấy là miền đất hết đỗi thân thương cất tiếng khóc chào đời của anh và gắn bó suốt chặng đường dài…Bạn đọc thơ Ngô Tiến Cảnh, có người thích “Kẻ ăn mày nhân dân”, ai đó sướng “Ba chén với Nam Cao”… Còn người viết bài này cho rằng “Cảnh đã về đấy con” là một trong những đỉnh cao của chàng thi sĩ họ Ngô.

Cảnh đã về đấy con

- Cảnh đã về đấy con!
Mẹ vuốt nhẹ mái đầu khét nắngLau bàn tay tôi mực lấm lemRồi sung sướng nhìn tôi nhai nghiến ngâuỐi bát cơm rau mãi mãi tôi thèmTôi lớn lên, tôi đã đi tìmĐôi mắt biếc khiến tôi hằng mất ngủPhút đắm đuối tình yêu quyến rũTôi đâu hay mẹ ngỏ cửa mong chờTôi chỉ hay Giây phút thẫn thờTuyệt vọng ôm trái tim tan nátTôi đang sống mà ngỡ mình đã chếtChập chờn trôi trong bóng xám hoàng hônMẹ hiện ra ấm vòng tay độ lượng- Cảnh đã về đấy con!

Đất nước những ngày khét lửa đạn bom
Tóc mẹ trắng nhanh nhiều sợi nưãLo bữa đói, ngày nắng mưa lam lũĐêm tựa hầm canh giấc ngủ cho con

Tôi lên đường thành chiến sĩ Trường Sơn
Vượt mỗi đỉnh cao lại quay tìm hướng mẹMỗi đợt xung phong trước đạn thù gầm xéTôi đinh ninh: Mẹ - đang - đợi - tôi - về!Và nếu ngã xuống, Một ngày kiaHồn tôi về theo gióTrong vóc dáng một con chim nhỏTôi thẩn thơ nhảy nhót quanh vườnNơi mẹ vẫn trồng những khóm rau thơmKhông có ai cho tôi một hạt cơmLũ trẻ bắn vào tôi đá sỏiNhưng chỉ thoáng thôi, Mẹ tôi nhào tới- CẢNH ĐÃ VỀ ĐẤY CON!

Năm chữ “Cảnh đã về đấy con!” mang “vỏ ngôn ngữ” chân chỉ hạt bột, giản đơn hết mức có thể, dẫn dắt những câu chữ hiền lành không hề gân guốc, song lại chất chứa sức nặng nghìn cân âm vang đến nghẹt thở. Ta như nghe được tiếng nấc nghẹn có cả những giọt nước mắt sám hối của tác giả. Bài thơ ngợi ca tình Mẫu - Tử, nhưng trước hết và trên hết là tấm lòng thành kính, tri ân của người con với Đấng Sinh thành. Một bà mẹ như sẵn sàng xẻ thịt da mình nếu cần để đắp đổi bảo vệ đứa con thân yêu. Một bà mẹ chở che con cả khi đứa con ấy có thể không còn trên cõi trần gian hóa thân vào con chim bé xíu thì không thể nói khác hơn: Bà mẹ ngàn lần vĩ đại! Trong bài thơ “Con cò”, Chế Lan Viên viết:
“Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
“Cảnh đã về đấy con!” - Một bài thơ - một ca khúc tuyệt bút!

***
Cuối mùa đông rét mướt năm 2000, Ngô Tiến Cảnh (lúc này đã về công tác tại Hội Nhà báo Quảng Ninh) rủ tôi đi Ba Chẽ. Anh chân tình: “Dũng trước làm ở Báo Đặc khu, chắc quen thông thổ nơi ấy, đi với Cảnh cho vui!” Tất nhiên, anh giải thích mục đích chuyến đi: Xác minh kết quả giải quyết của cơ quan chức năng từ đơn cầu cứu của bạn lính - bạn thơ - bạn đọc liên quan vụ tranh chấp đất đai.…Chúng tôi vào trụ sở UBND xã M. Ông Chủ tịch xã hồ hởi thông tin: “Việc rõ mười mươi, xử lý đâu vào đấy cả rồi, các nhà báo khỏi lo!”Xem xong những giấy tờ đảm bảo pháp lý, tôi và Cảnh mời đồng chí Chủ tịch xã cùng đến hai gia đình từng kiện tụng nhau tranh chấp 15m2 hàng rào.Cả ba chúng tôi trước hết đến nhà ông B (bị đơn). Vị chủ nhà tiếp chuyện nhạt nhẽo, vô hồn, được hỏi nhiều xong chỉ thủng thẳng nhắc đi nhắc lại: “Việc đã xong, không còn gì để nói!”Mang tâm trạng nặng nề, ông Chủ tịch xã và hai nhà báo sang nhà ông A (nguyên đơn) bên cạnh. Khác hẳn ông B, ông A mừng líu cả lưỡi: “Tốt rồi, cám ơn các nhà báo! Tôi đâu có tham lam, chỉ cần lấy lại được phần hàng rào của mình thôi mà!”Câu chuyện nếu dừng lại ở đây thiết nghĩ chẳng nên viết lại làm gì! Oái oăm thay, đời vẫn có những tình tiết “ngoài giáo án”. Đúng lúc Cảnh và tôi vừa đứng lên chào chủ nhà ra về thì ông B dẫn theo ba thanh niên lực lưỡng, xồng xộc đứng chắn cửa ra vào. Cả bốn người trong nhà còn đang ngỡ ngàng thì ông B đưa tay hướng về Cảnh và tôi, chát chúa: “Đã dàn xếp xong rồi mà các người còn muốn đăng báo bêu riếu tôi thua kiện phải không? Hay là đến đây để nhận phần thưởng của người thắng kiện?” (Hai chữ “phần thưởng” kéo dài đầy vẻ nhạo báng, thách thức). Chợt thấy Cảnh xắn tay áo, mắt long sòng sọc như muốn nhảy ra ngoài kiểu “sẵn sàng chiến đấu”, tôi bấm lưng Cảnh ra hiệu bình tĩnh và quay sang ông chủ nhà: “Ông mời họ vào, có gì nói chuyện trong này!”. Ông A mời nhưng ông B không trả lời, cả toán vẫn đứng như trời trồng chắn cửa. Tôi tiến về phía họ, rành rẽ: “Vừa rồi ông vu khống, xúc phạm nhân phẩm chúng tôi! Có chủ tịch xã làm chứng. Chúng tôi cũng đã ghi âm (Cảnh đưa ra máy ghi âm). Hôm nay chúng tôi về để góp phần hàn gắn quan hệ hàng xóm láng giềng giữa hai nhà, ngoài ra không có mục đích nào khác! Tôi xin nói thẳng với ông, đúng như ông nói, chúng tôi về sẽ viết báo, thông tin khúc mắc đã giải quyết trọn vẹn và hai gia đình đã bắt tay, trở lại tình đoàn kết như vốn có”. Tôi vừa ngừng lời, ông B đổi sang giọng nhũn nhặn: “Lúc nãy do hiểu nhầm, mong các anh bỏ qua cho!”. Thế rồi cả bốn vị “khách không mời mà đến” lẳng lặng ra về… Cảnh và tôi đều thấy không cần nán lại lâu nên cũng chào chủ nhà ra xe…Tôi đi trước… Cảnh đi sau nhưng vừa chạm cổng bỗng bảo tôi: “Dũng chờ Cảnh vài phút!”. Ngô Tiến Cảnh chạy về phía nhà ông A kéo chủ nhà cùng sang sân nhà ông B. Tôi nhìn rõ Cảnh lấy tiền từ trong ví cho hai ông, xong nhanh chân chạy lại với tôi, thở hổn hển nhưng tươi tỉnh: “Để khỏi mang tiếng nhà báo ăn hối lộ!”. Tính cách Ngô Tiến Cảnh là vậy! Anh hay có những ứng xử bất ngờ cho tiền như thế nhiều lần rồi!***Một ngày đầu tháng 12/2013, tôi đến chơi với các bạn đồng nghiệp ở trụ sở Hội Nhà báo Quảng Ninh. Cảnh vồn vã: “Lại lo “chạy quảng cáo” cho anh em ăn Tết đây, Dũng à!” Chuyện này tôi khá rành. Từ ngày nhận chức Phó chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Ninh, Tết nào Ngô Tiến Cảnh cũng tất bật lo cho năm bảy anh chị em trong cơ quan có quà mừng xuân. Tôi cũng có đôi lần được chia sẻ với anh từ vài địa chỉ thân tình… Đau đớn thay, đấy lại là lần cuối cùng hai chúng tôi gặp nhau. Một tài năng, nhân hậu, lật ngửa bài cả góc cạnh đời người “nhân vô thập toàn” đã ra đi đột ngột khi chỉ còn một tháng năm ngày nữa là đến Tết Giáp Ngọ 2014.“Một đời sống được bao nhiêu?Sống lâu khác với sống nhiều người ơiSinh ra đã mắc nợ đơìNgười chưa trả nghĩa là người chưa sinh”(Trích “Tản mạn Đèo Bụt” - thơ Ngô Tiến Cảnh)

Phùng Ngọc Dũng

Nguồn Quảng Ninh: http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/202006/chan-dung-van-nghe-si-canh-dung-va-2489829/