Cảnh cánh đồng chết vào top ảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới

Loạt ảnh từ cuộc thi Earth Photo 2020 cho thấy sự tàn khốc mà con người gây nên trong mối quan hệ với thiên nhiên.

 Earth Photo 2020 là cuộc thi và triển lãm quốc tế được tổ chức bởi cơ quan Lâm nghiệp và Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh. Thông qua những câu chuyện trong mỗi bức ảnh, ban tổ chức muốn nâng cao nhận thức và thảo luận về vấn đề môi trường. Trong hình, bức ảnh chiến thắng hạng mục video của phóng viên Sean Gallagher. Năm 2018, các đám cháy đã thiêu trụi diện tích rừng kỷ lục ở miền Bắc và miền Trung Campuchia. Khoảng 1.800 đám cháy được ghi nhận vào giai đoạn cao điểm. Nạn phá rừng cũng khiến Campuchia chỉ còn khoảng 3% rừng nguyên sinh trên cả nước.

Earth Photo 2020 là cuộc thi và triển lãm quốc tế được tổ chức bởi cơ quan Lâm nghiệp và Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh. Thông qua những câu chuyện trong mỗi bức ảnh, ban tổ chức muốn nâng cao nhận thức và thảo luận về vấn đề môi trường. Trong hình, bức ảnh chiến thắng hạng mục video của phóng viên Sean Gallagher. Năm 2018, các đám cháy đã thiêu trụi diện tích rừng kỷ lục ở miền Bắc và miền Trung Campuchia. Khoảng 1.800 đám cháy được ghi nhận vào giai đoạn cao điểm. Nạn phá rừng cũng khiến Campuchia chỉ còn khoảng 3% rừng nguyên sinh trên cả nước.

Bức ảnh này đã được xếp hạng nhất trong chủ đề "Con người". Ảnh được chụp tại khu tự trị Di Lương Sơn (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Khoảng 4,7 triệu người từ hơn 10 dân tộc đang sống trong khu vực vùng núi có diện tích 60.000 km2 ở ngã ba tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Đàn ông vùng này thường ra ngoại tỉnh làm ăn, để lại người già và trẻ em ở nhà. Trong ảnh, một người đàn ông đang nhớ về gia đình.

Cảnh hoang tàn này được nhiếp ảnh gia Jonk chụp ở một khách sạn tại Bồ Đào Nha. Thông qua tác phẩm, Jonk muốn nêu quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. "Thiên nhiên mạnh mẽ hơn chúng ta. Dù bất kỳ điều gì xảy ra với con người, thiên nhiên sẽ luôn ở đó", ông nói.

Cảnh tượng như vùng đất chết này thực chất là một cánh đồng. Yi Sun, chủ nhân bức ảnh, đặt tên cho nó là "Làm ruộng cạn". Bức ảnh ghi lại hậu quả kinh hoàng của hạn hán đến vùng Aragon (Tây Ban Nha) suốt nhiều thập kỷ. Thông qua tác phẩm này, Yi Sun muốn nhấn mạnh ảnh hưởng khi con người tác động đến môi trường.

Người chiến thắng hạng mục "Biến đổi của rừng" là Charles Xelot với tác phẩm "Cây chết". Đây là tác phẩm thuộc bộ ảnh về hậu quả của việc cháy rừng. Trong bức ảnh này, Xelot đã sử dụng ánh sáng nhân tạo để làm nổi bật cái cây trơ trụi. Thông qua việc này, tác giả muốn nhắc nhở lửa là một phần hệ quả của con người với thiên nhiên. Chính những hành động ấy biến cảnh quan thiên nhiên không còn tự nhiên như thưở ban đầu. Bức ảnh được chụp vào 2 năm sau một vụ cháy rừng. Thân cây chết còn nguyên nhưng mang một màu xám xịt.

Người chiến thắng hạng mục "Biến đổi khí hậu" là Joe Habben. Cảnh tượng trong ảnh là điều người dân ở Venice (Italy) phải chứng kiến hàng năm khi mực nước dâng cao. Thủy triều là một phần của tự nhiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mọi thứ đã trở nên nghiêm trọng hơn vì biến đổi khí hậu.

Người thắng chung cuộc là Jonk với tác phẩm "Nhà hát". Tác phẩm cho thấy niềm đam mê của tác giả với mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Ở những địa điểm bị con người bỏ lại, sự sống thiên nhiên sinh sôi nhanh chóng. Trong năm 2018, Jonk còn xuất bản một cuốn sách với tựa đề "Biên niên sử đương đại". Trong tác phẩm này, Jonk bàn về vị trí của con người trên Trái Đất và mối quan hệ với thiên nhiên.

Hoài Anh

Theo The Guardian

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/canh-canh-dong-chet-vao-top-anh-thien-nhien-dep-nhat-the-gioi-post1161359.html