Cảnh báo về sự biến động khôn lường của tiền số trên toàn cầu

Sự thay đổi về công nghệ đang tác động mạnh đến ngành tài chính. Những đồng tiền số như Bitcoin đang từ một ý tưởng trở thành thị trường có tổng giá trị hơn 1 nghìn tỷ USD mà nhiều nhà quỹ đầu tư tài chính không thể nào bỏ qua.

Sự thay đổi về công nghệ đang tác động mạnh đến ngành tài chính. Những đồng tiền số như Bitcoin đang từ một ý tưởng trở thành thị trường có tổng giá trị hơn 1 nghìn tỷ USD mà nhiều nhà quỹ đầu tư tài chính không thể nào bỏ qua.

Sự thay đổi chóng mặt của thời đại tiền số.

Sự thay đổi chóng mặt của thời đại tiền số.

Tại Phố Wall, những nhà giao dịch tiền số ngày một nhiều hơn khi những công ty nổi tiếng như Paypal cũng tham gia cuộc chơi. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang thử nghiệm đồng tiền số của riêng mình trước nối lo ngại về sự bành trướng của Bitcoin.

Theo tờ The Economist, sự bùng nổ của công nghệ Blockchain và tiền số đang đe dọa mạnh đến sự tồn tại của các ngân hàng thương mại khi chính phủ cho phát hành những đồng tiền số được quản lý bởi ngân hàng trung ương. Nếu điều này xảy ra, người dân có thể gửi tiền trực tiếp đến ngân hàng trung ương và bỏ qua trung gian là các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng ngày nay đang toàn cầu hóa và mở rộng hơn bao giờ hết. Tổng tài sản của 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới đạt 128 nghìn tỷ USD năm 2020. Vậy nhưng từ cách đây hơn 10 năm khi cuộc khủng hoảng 2008 diễn ra với sự sụp đổ của Lehman Brothers, Cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Paul Volcker đã phải thốt lên rằng ngành ngân hàng không còn sự đổi mới nữa.

Các nền tảng tài chính điện tử đang trở nên phổ biến.

Các nền tảng tài chính điện tử trên thế giới hiện nay đã có đến hơn 3 tỷ người dùng, chiếm gần một nửa tổng dân số toàn cầu. Trong khi đó hàng loạt công ty như Ant Group, Grab, Paypal hay thậm chí là Visa và Facebook cũng đang đua nhau tham dự cuộc chơi tiền số và tài chính điện tử.

Thậm chí các ngân hàng trung ương cũng đã bắt đầu tham gia cuộc chơi với phát súng đầu tiên thuộc về Trung Quốc. Ý tưởng mới này vô cùng đơn giản khi thay vì mở tài khoản ngân hàng thương mại, người dân có thể mở tài khoản với ngân hàng trung ương qua những ứng dụng tương tự như Alipay hay Venmo. Thay vì phải mất công viết séc thanh toán hay trả tiền bằng thẻ, mọi người có thể giao dịch bằng tiền số trên điện thoại trực tiếp từ ngân hàng trung ương.

Việc các ngân hàng trung ương phát hành tiền số khiến người dân có thể giữ tài sản trực tiếp vào chính phủ thay vì những ngân hàng thương mại có thể phá sản bất cứ lúc nào. Muốn vay tiền kinh doanh ư? Bạn chẳng cần phải nói chuyện với Citigroup hay thanh toán phí cho Mastercard đâu, các ngân hàng trung ương sẽ sẵn sàng phục vụ.

Câu chuyện này không hề viển vông khi hơn 50 định chế tài chính đang nghiên cứu việc phát triển đồng tiền số của nhà nước. Trong khi Trung Quốc đã phát hành đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số cho hơn 500.000 người dân dùng thử thì Liên minh Châu Âu (EU) đang nghiên cứu để phát hành tiền số của riêng họ vào năm 2025. Nước Anh đã thành lập đội chuyên viên để nghiên cứu tiền số chính phủ còn Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới đang xây dựng mô hình học thuyết đồng USD số.

Tiền số đang với những tác động lớn đối với kinh tế toàn cầu.

Đầu năm nay, Bitcoin cũng tăng giá khá mạnh vì làn sóng các nhà đầu tư chính thống và một số doanh nghiệp như Tesla đã tăng mua vào Bitcoin, coi đây là công cụ tiềm năng để tránh lạm phát trong bối cảnh các NHTW trên toàn thế giới ồ ạt in tiền để giải cứu nền kinh tế bị thiệt hại nặng trước đại dịch. Các ngân hàng lớn ở phố Wall như Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng tung ra các dịch vụ liên quan đến Bitcoin./.

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/canh-bao-ve-su-bien-dong-khon-luong-cua-tien-so-tren-toan-cau-20565/