Cảnh báo: Thực phẩm chức năng có thể gây tổn thương gan

Hiện, chưa có thống kê chính thức và đầy đủ về tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính tự ý sử dụng thảo dược và thực phẩm chức năng. Thế nhưng, tại Mỹ, cứ 10 ca bị suy gan cấp tính thì có từ 3 đến 4 ca liên quan đến các chất bổ sung.

Tự nhiên không có nghĩa là an toàn

Trà thảo dược và thực phẩm chức năng được coi là thực phẩm, và được định nghĩa là các sản phẩm dùng đường uống có chứa thành phần thực phẩm nhằm bổ sung chế độ ăn uống. Những thành phần này bao gồm vitamin, khoáng chất, thảo mộc và các loại thực vật khác, axit amin, enzym, và các chất chuyển hóa. Tuy nhiên, vì TPCN không phải là thuốc nên chúng được quy định khác với dược phẩm thông thường.

Thảo dược và thực phẩm chức năng có khả năng gây độc cho gan.

Thảo dược và thực phẩm chức năng có khả năng gây độc cho gan.

Khả năng gây nhiễm độc gan

Khả năng gây độc cho gan của thảo dược và TPCN đã được công nhận trong nhiều năm, mặc dù tỷ lệ này có thể rất thấp. Ghi nhận từ Mạng lưới chấn thương gan do thuốc, thảo dược và TPCN có liên quan đến khoảng 10% trường hợp, nhưng tỷ lệ này dường như đang tăng lên và gần đây nhất là hơn 16% trường hợp.

Các bệnh nhân tổn thương gan do thực phẩm bổ sung có biểu hiện tổn thương tế bào gan.

Nhiều loại thảo mộc đơn lẻ có liên quan đến độc tính của gan. Do thảo dược và TPCN dễ bị thay đổi về chất lượng hoặc tùy thuộc vào thời gian và điều kiện thu hoạch, cũng như bộ phận của cây được sử dụng cho sản phẩm (ví dụ, lá so với rễ so với thân). Cuối cùng, phân tích hóa thực vật của các sản phẩm có liên quan đến việc gây tổn thương gan thường cho thấy sản phẩm bị tạp nhiễm và đôi khi ghi nhãn sai và không có thực vật được liệt kê trên nhãn và sự hiện diện của một loại thảo dược có liên quan hoặc không liên quan có thể là tác nhân gây độc cho gan.

Cơ chế tổn thương gan

Gan bị tổn thương nặng gây cổ trướng.

Theo Mạng lưới chấn thương gan do thuốc, hầu hết các bệnh nhân bị tổn thương gan do sử dụng thảo dược và TPCN đều có biểu hiện tổn thương tế bào gan. Các biểu hiện tổn thương gan do thuốc được liệt kê là mệt mỏi, chán ăn, vàng da, ngứa và sốt. Trong những trường hợp nặng phải nhập viện còn phát hiện thêm bệnh não do gan, bệnh cổ trướng, đã có trường hợp phải ghép gan và tử vong (kể cả với người đã được ghép gan).

Kết luận từ chuyên gia

Các nguyên tắc quản lý tổn thương gan liên quan đến thảo dược và TPCN cũng giống như các nguyên tắc được thực hiện đối với tổn thương gan do dược phẩm thông thường gây ra. Bệnh nhân phải được khuyến cáo ngừng sử dụng tất cả các chất bổ sung, và theo dõi các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan. Trong những trường hợp nghiêm trọng, những dấu hiệu này bao gồm rối loạn đông máu, bệnh não gan, cổ trướng và vàng da. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân có thể có nhẹ hoặc không có các triệu chứng liên quan đến tăng men gan. Trong những trường hợp này, điều quan trọng không kém là khuyên bệnh nhân ngừng sử dụng các sản phẩm bổ sung này.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo thực phẩm chức năng và thảo dược không được kiểm soát gây độc tính và tổn thương gan ngày càng nhiều, đặc biệt với các thành phần không được liệt kê trong thông tin sản phẩm. Do đó, người sử dụng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm chức năng hay thuốc có nguồn gốc thảo dược chứa các thành phần không dán nhãn, hay các chất hóa học và vi khuẩn, chất gây nghiện dược lý hoặc các hợp chất khác có tiềm năng gây độc để tránh gây tổn hại gan, đặc biệt phải ghép gan, thậm chí tử vong. Trong trường hợp bị suy gan cấp tình do dùng thực phẩm bổ sung thì sinh thiết gan có thể biết chính xác tác nhân phá hủy gan là chất nào.

Ths. Nguyễn Mạnh Hùng

(Everydayhealth)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuc-pham-chuc-nang-co-the-gay-ton-thuong-gan-n190689.html