Cảnh báo sai lầm của cha mẹ khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

Biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ đang là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ. Đôi khi, những sai lầm trong cách chăm sóc con của cha mẹ chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân ở nước ta chiếm khoảng 23,4%, một con số khá cao so với các nước trong khu vực. Giai đoạn từ lúc sinh ra tới 6 tuổi là thời kì quan trọng nhất để bé hoàn thiện về mọi mặt. Cơ thể của bé cần được bổ sung đầy đủ và kịp thời những chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, cũng trong chính giai đoạn này bé thường gặp tình trạng biếng ăn.

Nguyên nhân từ đâu khiến trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn?

Điều trị biếng ăn ở trẻ việc cần thiết nhất chính là tìm ra nguyên nhân. Việc tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chiếm tới 50% sự thành công. Vậy, trẻ thường biếng ăn do đâu?

Những thói quen ăn uống không khoa học của cha mẹ

Thói quen ăn uống không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ mà còn gây nên việc chán ăn. Có nhiều thói quen xấu mà rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải như cho con sử dụng điện thoại, xem youtube trong quá trình ăn, ăn rong… Việc này khiến cho bé không tập trung vào việc ăn uống, việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng trở nên kém hơn. Lâu dần, sẽ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa và nặng hơn có thể là dạ dày.

Bữa ăn hàng ngày của trẻ không đủ chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của bé phải đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ… việc nấu ăn cho bé không được chú ý cũng sẽ gây nên những vấn đề cho hệ tiêu hóa của bé. Trong giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm cha mẹ đặc biệt phải chú ý tới bữa ăn của bé thói quen này cần được kéo dài khi bé lớn hơn. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn bộ nên rất dễ bị tổn thương.

Hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề

Đối với trẻ nhỏ, bộ máy tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện khiến đường ruột của trẻ rất dễ mất cân bằng hệ vi sinh, tức hại khuẩn áp đảo lợi khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, sình bụng, phân sống, táo bón…). Lâu ngày khiến cân nặng của bé không thay đổi, ảnh hưởng tới sự phát triển.

Hậu quả của việc trẻ biếng ăn kéo dài.

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm rối loạn tăng trưởng

Nhiều chuyên gia cho biết trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu có nguy cơ nhẹ cân hơn, thậm chí thua kém 6-22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với những trẻ ăn uống tốt. Đây cũng chính là con đường ngắn nhất dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Tình trạng phổ biến thường gặp ở các phòng khám dinh dưỡng cho trẻ là chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn với trẻ ở cùng độ tuổi đa phần đều là nhũng bé biếng ăn.

Chậm phát tiển trí não

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để trí não của trẻ. Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng như Omega3, Omega6, taurin, DHA... Đây là những dưỡng chất cần thiết để bộ não hoạt động một cách hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia việc bé không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất này còn ảnh hưởng kéo dài tới 5 năm phát triển về sau của bé.

Suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch

Khi còn nhỏ sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, vì thế khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì sức đề kháng suy giảm nhanh chóng, bé dễ nhiễm bệnh hơn và khi đã mắc bệnh thi việc điều trị cho bé sẽ lâu và khó khăn hơn.

Làm thế nào để chấm dứt tình trạng biếng ăn của trẻ?

Ngay từ bây giờ các bậc cha mẹ cần phải thay đổi thói quen chăm sóc trẻ

Tập cho bé ăn trong một thời gian nhất định, hình thành thói quen tập vào viêc ăn uống. Các bậc cha mẹ cũng nên cải thiện bữa ăn cho trẻ ngay từ khi bé băt đầu tập ăn dặm. Các bữa ăn của bé nên được chú trọng, chia đều hàm lượng các chất dinh dưỡng. Nên tập thói quen ăn đầy đủ rau thịt cho bé từ khi bắt đầu để hệ tiêu hóa của bé thích nghi kịp thời với các chất dinh dưỡng.

Không nên ép bé ăn

Nếu bé ăn ít hoặc không ăn hết khẩu phần thức ăn thì mẹ không nên ép bé phải ăn hết bằng được. Vì đôi khi , tình trạng này khiến bé dễ bị nôn trớ thức ăn, từ đó cảm thấy “sợ” khi nhìn thấy thức ăn, dẫn đến biếng ăn sau này. Nếu thấy bé ăn quá ít mẹ có thể cho bé ăn thêm vào bữa phụ các đồ ăn như chuối hoặc sữa để bù đủ năng lượng, nuôi bé khỏe và giúp bé tăng cân tốt.

Tăng bữa ăn hằng ngày cho bé

Tăng bữa ăn hằng ngày cho bé

Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé và tăng lên khoảng 5 – 6 bữa trong ngày, đồng thời mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Điều này không những giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ngăn tình trạngsuy dinh dưỡngtrẻ em.

Tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa

Ngoài những biện pháp tự nhiên thì cha mẹ nên bổ sung trực tiếp các lợi khuẩn từ các sản phẩm men vi sinh. Việc này giúp cho hệ tiêu hóa của bé được cải thiện và phục hồi nhanh hơn.

Theo Đạt Lê/Sở hữu Trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/canh-bao-sai-lam-cua-cha-me-khi-tre-bieng-an-cham-tang-can/20201009100611595