Cảnh báo nguy cơ từ đòn hạt nhân Chiến tranh Lạnh Mỹ vào Nga

Hoa Kỳ sẽ sớm công bố kế hoạch đình chỉ tuân thủ hiệp ước tên lửa hạt nhân mang tính bước ngoặt với Nga, các quan chức Mỹ ngày 31/1 cho biết.

Động thái này sẽ kích hoạt quá trình đếm ngược 6 tháng có thể dẫn đến việc Mỹ rút vĩnh viễn khỏi hiệp định kiểm soát vũ khí năm 1987. Thỏa thuận này cấm hai bên không triển khai các tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu, các quan chức cho biết.

Tuy nhiên, Washington có thể chọn không rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), nếu Nga tuân thủ thỏa thuận trong khung thời gian còn lại.

Hiệp ước INF đã góp phần cải thiện đáng kể an ninh châu Âu.

Mỹ cáo buộc rằng Nga đã tạo ra một tên lửa hành trình mới vi phạm hiệp ước. Tên lửa này, Novator 9M729, được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là SSC-8.

Nga phủ nhận mọi cáo buộc, nói rằng tầm bắn của tên lửa này không vi phạm thỏa thuận trên Moscow cũng nói rằng Washington đang tạo ra một cái cớ rời khỏi INF để có thể phát triển tên lửa mới. Nga cũng đã từ chối yêu cầu phá hủy 9M729 của Hoa Kỳ

"Chúng tôi sẽ thông báo việc đình chỉ", một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters với điều kiện giấu tên.

Một quan chức Hoa Kỳ khác nói rằng, hành động của Hoa Kỳ "có thể đảo ngược" nếu Nga quay trở lại tuân thủ trong thời gian đình chỉ sáu tháng của Mỹ. "Sau đó, Mỹ sẽ thay đổi quyết định của mình".

Căng thẳng này cũng góp phần khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Nga rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991. Một số chuyên gia tin rằng sự sụp đổ của hiệp ước này có thể làm suy yếu các thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác và đẩy nhanh sự xói mòn của hệ thống ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea Thompson hôm thứ Năm đã có cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tại Bắc Kinh. Sau đó, bà Thompson và ông Ryabkov nói rằng hai nước đã không điều chỉnh được sự khác biệt của họ.

Các quan chức châu Âu đang lo ngại về nguy cơ sụp đổ của INF, lo ngại rằng châu Âu lại có thể trở thành một đấu trường cho việc triển khai các tên lửa tầm trung, vũ trang hạt nhân của Hoa Kỳ và Nga.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/canh-bao-nguy-co-tu-don-hat-nhan-chien-tranh-lanh-my-vao-nga-20190201110044519.htm