Cảnh báo các nguy cơ khi dùng Sotrovimab điều trị Covid-19

Các nhà nghiên cứu Australia đưa ra lo ngại virus SARS-CoV-2 đột biến có thể lây lan trong cộng đồng nếu không theo dõi các F0 được điều trị bởi đã phát hiện ra một đột biến có khả năng kháng thuốc điều trị.

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu Australia đưa ra lo ngại virus SARS-CoV-2 đột biến có thể lây lan trong cộng đồng nếu không theo dõi các F0 được điều trị bởi đã phát hiện ra một đột biến có khả năng kháng thuốc điều trị.

Một số bệnh nhân Covid-19 kháng thuốc Sotrovimab từ 6 đến 13 ngày sau khi điều trị, khiến 'thuốc không hoạt động hiệu quả', một nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra. Ảnh: GlaxoSmithKline/PA.

Một số bệnh nhân Covid-19 kháng thuốc Sotrovimab từ 6 đến 13 ngày sau khi điều trị, khiến 'thuốc không hoạt động hiệu quả', một nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra. Ảnh: GlaxoSmithKline/PA.

Những phát hiện đầu tiên trên thế giới, được công bố trên Tạp chí Y học New England mới nhất vào ngày 10/3, là kết quả phân tích 100 bệnh nhân đầu tiên ở phía tây Sydney trong đợt bùng phát Delta vào năm 2021 được sử dụng thuốc Sotrovimab.

Sotrovimab là một loại kháng thể đơn dòng nhiều quốc gia sử dụng để điều trị những bệnh nhân dễ bị tổn thương có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19.

Sotrovimab được dùng qua đường tiêm, truyền trong vòng 5 ngày đầu tiên và ngăn ngừa các triệu chứng nặng. Đây là một trong số ít các kháng thể đơn dòng có thể ngăn chặn được biến thể Omicron.

Tiến sĩ Rebecca Rockett, Viện các bệnh truyền nhiễm của Đại học Sydney, cho biết 4 trong số các bệnh nhân đã xuất hiện chất kháng thuốc Sotrovimab từ 6 đến 13 ngày sau khi điều trị.

Theo tiến sĩ Rockett, trong quá trình theo dõi phân tích trình tự gen của virus lấy từ các bệnh nhân nói trên trước và sau khi điều trị bằng thuốc Sotrovimab, các chuyên gia đã phát hiện các đột biến ở một số bệnh nhân "khiến thuốc không hoạt động hiệu quả".

Tiến sĩ Rockett cho biết, nghiên cứu trên chỉ tập trung các bệnh nhân sau chuyển biến nặng dù đã được điều trị bằng thuốc để phát hiện các đột biến kháng thuốc của virus.

Theo tiến sĩ, việc này rất quan trọng vì người bệnh vẫn bị coi là nhiễm virus. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân có nguy cơ truyền virus đột biến cho người khác.

Việc virus kháng thuốc đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng và sử dụng thuốc sẽ không mang nhiều hiệu quả.

Theo Tiến sĩ Rockett, những người có sức đề kháng yếu cần phải thận trọng, tăng thời gian cách ly cho đến khi hết hoàn toàn virus, vì virus vẫn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân trong 24 ngày sau khi điều trị bằng thuốc Sotrovimab.

Trong khi đó, Giáo sư Peter Collignon, bác sĩ bệnh truyền nhiễm và chuyên gia về kháng thuốc của Đại học Quốc gia Australia, cho biết khả năng lây lan virus có đột biến kháng thuốc trong cộng đồng đang trở thành "một vấn đề thực sự, tuy nhiên các đột biến này tương đối hiếm”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải cẩn trọng".

GSK, nhà sản xuất thuốc Sotrovimab, cho biết kết quả nghiên cứu phù hợp với các thử nghiệm lâm sàng lớn của hãng, cho thấy một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân kháng thuốc khi điều trị và cho rằng ‘hiện tượng kháng thuốc cũng được thấy trong các nghiên cứu đối với các liệu pháp kháng thể đơn dòng trị Covid-19 khác và các phương pháp điều trị bằng đường uống. Hiện tượng kháng thuốc liên quan đến cách hệ thống miễn dịch của từng người”.

Theo Theguardian

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/canh-bao-cac-nguy-co-khi-dung-sotrovimab-dieu-tri-covid-19-BDohvVEng.html